Giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cần nỗ lực từ nhiều phía

Cách đây không lâu, các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Hànôịmới số ra ngày 10-6-2023, đã phản ánh tình trạng mất an toàn dữ liệu, mua bán, trao đổi dữ liệu cá nhân trái phép... đang diễn ra phổ biến. Rõ ràng, bên cạnh ý thức cá nhân, cần phải có những chế tài mạnh hơn để xử lý những hành vi xâm phạm, khai thác thông tin cá nhân trái pháp luật. Việc này có thể khả thi hơn trong thời gian tới, khi những văn bản pháp luật liên quan đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện.

ĐBQH: Bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm trong giao dịch điện tử

ĐB Trần Chí Cường (Đà Nẵng) đề xuất bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi làm lộ, lọt thông tin cá nhân khi chưa được sự cho phép hoặc thỏa thuận trong hoạt động giao dịch điện tử.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - cần giải pháp quyết liệt hơn

'Đang ngồi họp mà cũng nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn mời chào mua bất động sản, hàng hóa...', Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói như vậy khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp bàn về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Khi UBTVQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, rất nhiều đại biểu Quốc hội cũng nêu vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân để kinh doanh...

Bảo vệ dữ liệu cá nhân như thế nào?

Dự thảo nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đang nhận được sự quan tâm lớn, kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân liên quan đến dữ liệu cá nhân.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức: AIPA không hợp tác sẽ tụt hậu về an ninh mạng

Việt Nam nêu đề xuất quan trọng về cơ chế hợp tác an toàn an ninh mạng tại AIPA 42 và được các nghị viện thành viên đồng thuận, ghi nhận trong nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho khu vực.

Luật về quyền riêng tư

Điều 17 trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) có quy định như sau: Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy. Thực hiện quy định nêu trên, mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ quyền con người tại quốc gia mình. Và hiện đã có nhiều quốc gia xây dựng đạo luật về quyền về đời sống riêng tư hoặc bí mật cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam cần có đạo luật riêng về quyền bí mật cá nhân, bí mật gia đình hay không?