Tình yêu tháng Chạp

Tác giả Nguyễn Đình Ánh hiện công tác ở Trường THPT Nghi Lộc 2, Nghi Mỹ, Nghi Lộc, Nghệ An.

Cộng đồng chung tay bảo vệ di sản

Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra hàng chục vụ mất cắp cổ vật tại các di tích. Thực trạng đáng báo động này đặt ra cho các cơ quan chức năng và cả cộng đồng về trách nhiệm chung tay bảo vệ cổ vật, gìn giữ vốn quý cho muôn đời sau.

Bài 3: Những việc tưởng như không thể

Không chỉ hình thành thói quen, cung cách ứng xử mới trong mùa dịch Covid-19, người Hà Nội còn làm được những điều tưởng như không thể, đó là xóa tình trạng ăn uống linh đình, thiếu lành mạnh, đã trở thành 'thâm căn cố đế' trong quan điểm về việc cưới, việc tang ở nhiều vùng quê, nhiều địa phương. Những điều tưởng như không thể này cho thấy, nếu có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hoàn toàn có thể thay đổi những hủ tục, thói quen không phù hợp với đời sống văn minh.

Kỳ họp thứ mười lăm, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV: Cử tri kiến nghị nhiều ý kiến tâm huyết

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười lăm, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, cử tri Thủ đô đã nêu 201 câu hỏi, ý kiến liên quan đến các lĩnh vực. Trong đó, có nhiều ý kiến tâm huyết đề cập việc bố trí cán bộ ở cơ sở và công tác quản lý đô thị, đất đai.

Du lịch Thủ đô: Tạo sức bật mới sau khoảng lặng

Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của cả nước, khi sở hữu gần 6.000 di tích, khoảng 1.200 lễ hội, 1.350 làng nghề cùng nền ẩm thực đa dạng... Tiềm năng, thế mạnh này cần được khai thác hiệu quả hơn nữa, góp phần tăng tính hấp dẫn và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của Thủ đô, từ đó tạo sức bật mới cho du lịch phát triển sau khoảng lặng vì chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28-6

Thiết thực kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, từ ngày 26 đến 28-6, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam.

Doanh nghiệp bán lẻ trước cánh cửa EVFTA

Việc thực hiện mở cửa thị trường nội địa theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra những quyết sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh mới.

Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em từ cơ sở: Huy động nguồn lực cộng đồng

Hà Nội có khá đông trẻ em và tập trung nhiều trẻ em di cư, nên việc bảo vệ, chăm sóc trẻ đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. Trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới nhân Tháng Hành động vì trẻ em, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết, thành phố tiếp tục xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em từ cơ sở, nhằm huy động nguồn lực cộng đồng để chăm lo toàn diện cho thế hệ tương lai.

Hà Nội tiếp tục triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Giải pháp khả thi, linh hoạt

Quá trình rà soát các nhóm đối tượng liên quan đến người lao động thuộc diện thụ hưởng gói an sinh xã hội đợt 2 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội đang vướng mắc do thiếu tiêu chí, căn cứ để xác định. Để người lao động không phải chờ đợi lâu, thành phố đang triển khai gói hỗ trợ chưa có tiền lệ bằng những giải pháp linh hoạt, khả thi.

Thúc đẩy tiến độ thu phí không dừng: Bảo đảm hài hòa các lợi ích

Những vướng mắc về nguồn vốn, cơ chế đầu tư, công nghệ thu phí và thanh toán, cộng với thói quen sử dụng tiền mặt của người dân khiến các dự án thu phí tự động không dừng bị chậm tiến độ. Để bảo đảm tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2020 như phương án xin gia hạn mà Bộ Giao thông - Vận tải đã báo cáo Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan đang còn rất nhiều việc phải làm và sẽ chỉ thành công khi hài hòa được lợi ích của các bên.

Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương: Thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Những năm gần đây, Hà Nội trở thành 'điểm đến' của các loại hàng hóa - đặc biệt là nông sản của nhiều tỉnh, thành phố, nhờ hoạt động kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Để tiếp tục khơi thông giao thương hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, vẫn cần nâng cao hơn nữa chất lượng, tính an toàn, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hơn 10 triệu người trên địa bàn Thủ đô.

Lực đẩy phát triển thương mại điện tử

Cùng với ứng dụng công nghệ số trong giao dịch thương mại điện tử; đẩy mạnh các dịch vụ giao hàng nhanh, miễn phí là giải pháp hữu hiệu thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Hoạt động này cũng tạo lực đẩy để thương mại điện tử phát triển, định hình phương thức kinh doanh, mua sắm mới.

Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội: Nỗ lực thi đua hoàn thành nhiệm vụ

Hòa trong không khí thi đua trong toàn Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2020.

Gắn hoạt động thể thao với quảng bá di sản

Phát huy giá trị di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần tôn vinh, lan tỏa hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến ra thế giới. Trong những năm qua, cùng với việc thúc đẩy phát triển du lịch di sản, Hà Nội tập trung đầu tư cho nhiều sự kiện thể thao, văn hóa như một hình thức quảng bá, đưa những gì đẹp nhất, ấn tượng nhất của Hà Nội tới gần hơn với bạn bè quốc tế.

Tác động từ dịch Covid-19 tới thị trường vàng và chứng khoán: Sau cơn sóng gió sẽ là bình yên

Từ nửa cuối tháng 12-2019, những bất ổn trên toàn cầu, nhất là từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) bùng phát đã khiến thị trường vàng, chứng khoán trong nước có những diễn biến phức tạp. Giống như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, trải qua những cơn sóng tác động do dịch bệnh sẽ là cơ hội để hai thị trường tái cơ cấu lại để phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới: Sớm khơi thông những 'điểm nghẽn'

Thời gian qua, mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đã phát huy hiệu quả tích cực, là cầu nối liên kết nông dân với doanh nghiệp, kết nối nông dân với nông dân, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững... Để tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của mô hình này, thành phố Hà Nội cần tập trung tháo gỡ một số điểm nghẽn…

Chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội sau Tết: Thực hiện tái đàn có kiểm soát

Sau đợt xuất chuồng cho thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi dần được kiểm soát, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đang tập trung tái đàn. Đây là việc làm cần thiết để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

HĐND thành phố Hà Nội: Vì niềm tin của cử tri!

Với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, năm 2019, hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng theo hướng đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả, góp phần đưa kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục có bước phát triển toàn diện; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc. Trong đó, công tác tổ chức kỳ họp, giám sát, chất vấn… được HĐND thành phố và cơ quan dân cử các cấp duy trì chất lượng, đáp ứng niềm tin, kỳ vọng của cử tri.

Xuất khẩu năm 2020: Hướng tới mục tiêu 300 tỷ USD

Với nỗ lực của các doanh nghiệp và sự đồng hành của các bộ, ngành, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 264 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2018; xuất siêu kỷ lục 10 tỷ USD. Đây là kết quả ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thương mại thế giới có nhiều khó khăn. Tiếp đà này, Chính phủ giao Bộ Công Thương đưa kim ngạch xuất khẩu cán mốc 300 tỷ USD trong năm 2020.

Không để ATM quá tải dịp Tết

Để giảm thiểu những bất tiện khi sử dụng máy ATM, ngay từ những tháng cuối năm 2019, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch chuẩn bị đủ tiền mặt, bảo đảm giao dịch ATM thông suốt, an toàn trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

Chung niềm vui đón Giáng sinh

Dòng người tấp nập, hân hoan cùng màu sắc rực rỡ của các mô hình trang trí ở các xứ, họ đạo, tuyến đường, quảng trường, trung tâm thương mại… trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mang lại không khí ấm áp, an bình trong đêm Giáng sinh 24-12-2019. Đây là một mùa Noel ấn tượng và phấn khởi không chỉ với bà con giáo dân mà còn là niềm vui chung của người dân Thủ đô.

Sửa đổi các nghị định về quản lý đất đai: Tạo động lực phát triển nông nghiệp

Tạo hành lang pháp lý cho tích tụ đất đai cùng với quy định phù hợp về thời hạn thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế, dù đã có chính sách khuyến khích, nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập cần được điều chỉnh phù hợp để tạo động lực cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Công tác chuẩn bị tổ chức cho kỳ họp HĐND: Lan tỏa kinh nghiệm thành công

Muốn tổ chức thành công kỳ họp HĐND, công tác chuẩn bị giữ vai trò quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, bảo đảm đúng theo các quy định pháp luật và tinh thần, ý thức trách nhiệm cao của những người trực tiếp tham gia. Kinh nghiệm thành công của HĐND thành phố Hà Nội về tổ chức các kỳ họp đã lan tỏa đến các quận, huyện, thị xã...

Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức và văn hóa từ môi trường gia đình

Thời gian gần đây, những vụ án mạng nghiêm trọng, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều vụ việc, nạn nhân và thủ phạm lại chính là người thân trong gia đình khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Trao đổi với phóng viên Báo Hànôịmới bên lề kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đây là biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức. Để ngăn chặn, cần phải bắt đầu từ giáo dục ngay trong mỗi gia đình.

Giá thịt lợn tăng cao: Đồng bộ các giải pháp bình ổn thị trường

Hiện nay, giá thịt lợn hơi trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước đang tăng từng ngày, khiến cả người mua và người bán đều 'chóng mặt'. Hàng loạt giải pháp đã được đưa ra nhằm bình ổn thị trường.

Giao đất dịch vụ đến hộ dân: Tiến độ chậm vì sao?

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành việc giao đất dịch vụ trong tháng 6-2019, thế nhưng tính đến ngày 31-8 tỷ lệ giao đất mới đạt 73,41%. Trong đó, một số quận, huyện như: Hà Đông, Hoài Đức, Mê Linh... vẫn chưa giải quyết dứt điểm vướng mắc, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của thành phố. Để thúc đẩy tiến độ giao đất dịch vụ, thành phố đã chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều giải pháp, báo cáo ngay khó khăn trong quá trình thực hiện để kịp thời xem xét, giải quyết.

Tín dụng chính sách xã hội: Nguồn lực giúp giảm nghèo, phát triển

Những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ (ngày 22-11-2014) của Ban Bí thư về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội' trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mang lại những kết quả hết sức tích cực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Và, với sự góp sức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể địa phương, tín dụng chính sách xã hội đã thật sự trở thành nguồn vốn giảm nghèo, nguồn vốn phát triển.

Siết chặt quản lý các cơ sở giáo dục mang danh quốc tế: Hết lập lờ, lẫn lộn?

Sau sự việc một học sinh của Trường Tiểu học Gateway (quận Cầu Giấy) tử vong trên xe đưa đón, nhiều người tỏ ra nghi ngại về chất lượng của các trường mang danh quốc tế.

Thiếu quy định gắn nhãn mác xuất xứ hàng hóa: Kẽ hở cho gian lận thương mại

Gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc doanh nghiệp sử dụng hàng xuất xứ từ nước khác nhưng gắn mác hàng 'Made in Vietnam' để đánh lừa người tiêu dùng. Hiện tượng gian lận thương mại này ngày càng tăng, không những gây thiệt hại về kinh tế đất nước, mà còn làm mất lòng tin ở người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận. Báo Hànôịmới đã ghi nhận một số ý kiến về việc này.