Dự kiến bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đối tượng là người dân tộc thiểu số

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đề xuất bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Dự kiến bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đối tượng là người dân tộc thiểu số

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đề xuất bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Dân vận góp phần làm chuyển biến vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Để góp phần phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tại tỉnh Kon Tum đã quan tâm triển khai nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là luôn làm tốt công tác dân vận, nhờ đó đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

SỰ PHỐI HỢP GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NGÀY CÀNG CHẶT CHẼ

Đề cập đến chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) ở nước ta, đại diện Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp hỗ trợ, đầu tư phát triển cho vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt, sự phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ, giữa các bộ, ngành và địa phương trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ngày càng chặt chẽ.

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số 'biết nói'

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

19 tỉnh, thành có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến 30/6, cả nước có 6.022 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 263 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Các chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt kết quả tích cực

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện nhiều.

Hơn 73% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU QUAN TRỌNG

Nhấn mạnh kết quả giám sát 3 CTMTQG, thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của các CTMTQG bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc Nghị quyết của Quốc hội, xác định cả 3 CTMTQG đều đạt được nhiều kết quả bước đầu rất quan trọng; hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được cải thiện.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2023

Ngày 12/7, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì hội nghị.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030 các tỉnh khu vực phía Nam do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Ủy ban Dân tộc tổ chức tại TP. Cần Thơ, nhiều đại biểu đề xuất một số nội dung liên quan đến chủ trương, định hướng trong thiết kế nội dung Chương trình giai đoạn II (2026 - 2030).

Làm rõ trách nhiệm về chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số

Đại biểu Quốc hội cho rằng chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải là chính sách tổng thể, toàn diện, do đó cần quy định cụ thể trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ về vấn đề này.

THỂ HIỆN RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC HỘI TRONG QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục làm rõ các quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, mở rộng đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Nhà nước bảo đảm về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng, đất sản xuất phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại phiên Quốc hội tiến hành chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều 6/6 và sáng 7/6, một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phải bảo đảm tất cả diện tích rừng phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

Tăng tốc, tạo chuyển biến căn bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, tăng tốc, tạo đột phá và chuyển biến căn bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để bù lại thời gian chậm trễ vừa qua, nhất là về cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng vốn thực hiện Chương trình.

Khơi thông pháp lý, tập trung thực hiện 5 giải pháp, tạo động lực cho chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2023, phần vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt 17,01%. Sự chậm trễ do nhiều nguyên nhân trong đó có sự chồng chéo, xung đột của các văn bản pháp luật….

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: Ưu tiên bố trí việc làm với đối tượng dự bị đại học, ĐH

Theo Bộ trưởng, chính sách bố trí tuyển dụng, sử dụng cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị hiện đang rất được các địa phương, các Bộ ngành quan tâm, ưu tiên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tăng tốc, tạo đột phá, chuyển biến căn bản trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, sáng 7-6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ, tăng tốc, tạo đột phá và chuyển biến căn bản trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để bù lại thời gian chậm trễ vừa qua, nhất là việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn thực hiện Chương trình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Lần đầu tiên trả lời chất vấn, nhưng Bộ trưởng Hầu A Lềnh đã chuẩn bị tốt

Theo Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

Nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc tại Quốc hội đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh vừa kết thúc. Có 35 đại biểu tham gia chất vấn với 28 đại biểu nêu câu hỏi và 7 đại biểu tham gia tranh luận. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng.

Phiên chất vấn về lĩnh vực dân tộc diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng

Kết luận nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc sáng 7/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Với đặc thù là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định và nhất quán về chính sách dân tộc theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

'Huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi'

Sáng 7/6, trước khi kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có phát biểu giải trình, Chủ tịch Quốc hội kết luận nội dung chất vấn.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KẾT LUẬN NỘI DUNG CHẤT VẤN THUỘC LĨNH VỰC DÂN TỘC: TẠO ĐỘT PHÁ VÀ CHUYỂN BIẾN CĂN BẢN TRONG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Sáng 7/6, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận phiên chất vấn diễn ra rất sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và mang tính xây dựng cao. Dù dù lần đầu tiên trả lời chất vấn song Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nắm chắc vấn đề, giải trình khá đầy đủ. Qua chất vấn đã làm rõ được nhiều vấn đề cả về thực tiễn, giải pháp và trách nhiệm.

Chính phủ hành động quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng bộ máy hành chính

Thảo luận về tình hình phát triển KT-XH, các đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các chương trình, mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vượt khó, chinh phục đường đến ước mơ

Tối 10/12, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022 với chủ đề 'Đường đến ước mơ'.

Bảo đảm quyền bình đẳng cho các dân tộc trong 'đại gia đình' Việt Nam

Đối diện với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại và đầu tư, một số nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam dễ bị tổn thương, có nguy cơ tụt hậu và loại khỏi quá trình phát triển.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam

Sáng ngày 2-11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến cho Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp là người dân tộc thiểu số trong cả nước.

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về công tác dân vận

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân...

Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTTDL và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021-2025

Chiều nay (1/10), Ủy ban Dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTTDL và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021-2025. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cùng chủ trì Hội nghị.

Cộng đồng các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết cùng phát triển

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhờ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, và sự nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội vùng miền Tây của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.

Nhiệm kỳ đầy trách nhiệm và hiệu quả

Nhiệm kỳ 2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã nỗ lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.