Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp

Chủ động mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, tích cực tham gia các dự án đã giúp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La triển khai nhiều chương trình, mô hình, hoạt động thiết thực; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, giúp nông dân ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, thu nhập, cải thiện đời sống.

Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Chi gần 7 tỉ đồng để bảo tồn 22 đàn Voọc gáy trắng quý hiếm

Tổ chức ICRAF tài trợ cho tỉnh Quảng Bình gần 7 tỉ đồng để thực hiện dự án bảo tồn Voọc gáy trắng và đa dạng sinh học rừng.

Tiếp nhận gần 7 tỉ đồng để bảo tồn Voọc gáy trắng ở Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỉ đồng từ tổ chức ICRAF tài trợ cho một dự án bảo tồn Voọc gáy trắng và đa dạng sinh học rừng.

Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng từ Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tài trợ để triển khai dự án đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa.

Quảng Bình tiếp nhận viện trợ gần 7 tỷ đồng để bảo tồn voọc gáy trắng ở Tuyên Hóa

Ngày 29/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng của Tổ chức nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) tài trợ cho Dự án 'Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa'.

Nông lâm kết hợp để phát triển bền vững

Ngày 19/10, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá thực địa về nghiên cứu nông lâm nghiệp với tiềm năng phát triển bền vững ở vùng cao. Dự Hội nghị có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam, bà Ann Måwe.

Đánh giá thực địa về tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp vùng cao

Hội nghị tổng kết chuyến thăm và đánh giá thực địa về nghiên cứu nông lâm nghiệp với tiềm năng phát triển bền vững ở vùng cao, tổ chức ngày 19/10, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Nâng cao tính bền vững của cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên

Hôm nay 12/10, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai tổ chức sơ kết Dự án 'Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên' năm 2023.

Nâng cao năng suất, giá trị kinh tế của cây càphê và hồ tiêu

Dự án V-SCOPE được triển khai từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2024 tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông với sự tham gia của gần 300 nông hộ nhằm nâng cao tính bền vững, năng suất càphê và hồ tiêu.

Nâng cao giá trị kinh tế của cây cà phê và hồ tiêu

Ngày 12/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai tổ chức họp sơ kết dự án 'Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên' năm 2023 (Dự án V-SCOPE).

Kích hoạt tính tự chủ và tự lực của cộng đồng trong phát triển kinh tế nông thôn

Tiếp cận từ cộng đồng là một trong những hướng đi trong quá trình thay đổi tư duy quản trị xã hội, giúp cân bằng hạn chế của Nhà nước và thị trường trong tam giác phát triển Nhà nước - thị trường - xã hội. Cần kích hoạt tính tự chủ và tự lực của cộng đồng trong phát triển kinh tế nông thôn, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa…

Xây dựng chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu bền vững

Nhiều giải pháp kỹ thuật canh tác mới được đưa vào hàng trăm vườn cà phê, hồ tiêu đã góp phần nâng cao sinh kế cho các hộ nông dân nông và giảm suy thoái môi trường dựa trên phương pháp tiếp cận theo hệ thống...

Mô hình sản xuất nông nghiệp bảo vệ đa dạng sinh học

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Mai Sơn đã phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị, bảo vệ đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng đạt lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần cân bằng sinh thái, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng và thúc đẩy phát triển bền vững.

Nâng cao tính bền vững trong sản suất cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên

Ngày 22-6, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) đã diễn ra cuộc họp 'Khởi động Dự án nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cây cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam (V-SCOPE)'.

Khởi động dự án V-SCOPE

Ngày 22/6/2022, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) diễn ra cuộc họp 'Khởi động dự án Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cây cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam (V-SCOPE)'. Cuộc họp nhằm kết nối các bên liên quan và thảo luận về phương hướng hợp tác, thực hiện các hoạt động sắp tới của dự án.

Trao hỗ trợ gần 27.000 giống cây ăn quả cho nông dân Hà Tĩnh

Trong khuôn khổ dự án SIPA Hà Tĩnh, từ ngày 20 - 22/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam trao hỗ trợ gần 27.000 cây giống ăn quả cho hội viên, nông dân tại 4 huyện.

Tìm giải pháp nông lâm kết hợp để phát triển đất vườn ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh sẽ tiếp tục hỗ trợ hội viên, nông dân thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình kinh tế, thông tin khí hậu nông nghiệp gắn với xây dựng vườn mẫu, nông thôn mới.

Hiệu quả từ các mô hình nông lâm kết hợp

Thực hiện Dự án 'Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp hướng theo thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam', Tổ chức nghiên cứu Nông lâm Quốc tế tại Việt Nam (ICRAF) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai các mô hình nông lâm kết hợp cảnh quan và mô hình phục hồi rừng, góp phần thúc đẩy và mở rộng các hệ thống nông lâm kết hợp theo thị trường để bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế và tăng cường quản lý rừng và cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Australia hỗ trợ các tỉnh Tây Bắc phát triển kinh tế

Từ ngày 12-14/12, đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã đến thăm Tây Bắc để gặp gỡ nông dân và doanh nghiệp địa phương, những người đang hưởng lợi từ các dự án do Australia tài trợ.

Hội thảo và tổng kết Chương trình phát triển nông lâm kết hợp 10 năm của ACIAR

Ngày 14/12, tại tỉnh Sơn La, Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tổ chức Hội thảo và tổng kết Chương trình phát triển nông lâm kết hợp 10 năm (2011-2021) của ACIAR. Tham dự có ngài Mark Tattersall, Phó Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các hộ tham gia dự án tại các tỉnh Yên Bái, Điện Biên và Sơn La.

Đất nhiễm mặn: Mối đe dọa của toàn cầu

Liên hiệp quốc (LHQ) đã chọn chủ đề cho Ngày Đất thế giới 2021 là 'Ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn đất, nâng cao năng suất đất' nhằm cảnh báo về tình trạng 20%-50% đất trồng trọt ở tất cả châu lục trở nên quá mặn. Điều này tạo ra thách thức cho hơn 1,5 tỷ người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.