Toàn tỉnh có 339 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Năm 2023, trong tỉnh số lượng các tổ chức kinh tế tập thể tăng so với năm 2022, chất lượng hoạt động được nâng cao. Các HTX nông nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ thành viên phát triển thông qua các dịch vụ đầu vào, đầu ra.

Rau quả mở cửa loạt thị trường cao cấp, tính thu 6-7 tỷ USD

Sau một năm thắng lớn với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 5,7 tỷ USD, rau quả Việt lại mở cửa thêm nhiều thị trường cao cấp ngay trong những ngày đầu năm mới 2024. Thế mạnh này của nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu thu về 6-7 tỷ USD trong năm nay.

Cam, bưởi Hòa Bình được mùa, được giá

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 10,24 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 9,17 nghìn ha. Sản lượng niên vụ 2022-2023 ước 21 vạn tấn, giá trị thu nhập bình quân ước đạt 330-350 triệu đồng/ha/năm.

Chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc đưa nông sản ra thị trường thế giới

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy và tăng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt nhóm cây ăn quả có múi được tiêu thụ ở các thị trường lớn.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh Hòa Bình

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động quảng bá, đưa sản phẩm của tỉnh và của bà con đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và trên các sàn thương mại điện tử.

Hòa Bình: Nông dân trồng cam Cao Phong phấn khởi vì được mùa, được giá

Dự kiến sản lượng thu hoạch cam niên vụ 2023-2024 trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đạt khoảng 18.000-20.000 tấn, giá bán tại vườn dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Những giải pháp mới nhằm đưa đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng trong nước

Hiện nay, các đặc sản địa phương ngày càng được ưa chuộng trong nước, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu.

Chung tay xây dựng thương hiệu sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với sự đồng hành của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhiều sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi đã tạo lập được thương hiệu, xây dựng được bản sắc để cạnh tranh và đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 2 - Phát triển bền vững vùng cam Cao Phong (HBĐT) - Việc triển khai thực hiện thành công Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ là nền tảng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Trước mắt tập trung xây dựng cánh đồng mẫu tái canh cây cam gần 14 ha tại trung tâm của thủ phủ cam Cao Phong.

Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 1 - Khoảng lặng sau phát triển 'nóng' (HBĐT) - Chặt bỏ cây cam đã hết chu kỳ khai thác, trồng chuối và một số loại cây khác để cải tạo đất, cũng như triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Đó là thực tế đã, đang diễn ra ở thủ phủ cam Cao Phong trong chu kỳ tái canh lớn nhất từ trước đến nay.

Xã Bắc Phong khai thác tiềm năng, giảm nghèo bền vững

Những ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi có dịp về thăm xã Bắc Phong (Cao Phong). Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự năng động của người dân trên địa bàn, bộ mặt nông thôn và đời sống của bà con đổi thay từng ngày. Đường giao thông được đầu tư khang trang, trồng hoa 2 bên tạo nên bức tranh nông thôn đầy màu sắc.

Cam Cao Phong có suy giảm diện tích

Vùng trồng cam Cao Phong thuộc tỉnh Hòa Bình đã có lịch sử khoảng 60 năm phát triển, với thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và đã có lô cam tươi được xuất khẩu tới thị trường châu Âu. Sau nhiều chu kỳ phát triển, diện tích trồng cam có thay đổi theo từng thời điểm. Đến nay, diện tích có suy giảm khá mạnh nhưng không đến nỗi tan hoang như một số thông tin đã nêu gần đây.

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Sáng 22-9, tại TP Hồ Chí Minh, Báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT)- Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn 'Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP'.

Xây dựng chuỗi cung ứng ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Giải quyết bài toán lợi thế về quy mô thị trường thông qua hình thành chuỗi cung ứng cũng phản ánh quan điểm về xây dựng thể chế. Theo đó, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai, trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi.

Mở đường cho sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vào hệ thống phân phối

Để đẩy mạnh hoạt động kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ Công Thương đã xây dựng nhiều chính sách, chương trình nhằm đưa các sản phẩm của khu vực này vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Đẹp thơ mộng đồi hoa xóm Mừng ở Cao Phong, Hòa Bình

Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang và đặc biệt là sự xuất hiện của một đồi hoa đẹp lung linh.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.