Hơn 10.170 ha cây trồng ở Bình Phước thiếu nước tưới, người dân lo mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến tình trạng khô hạn ở Bình Phước trở nên nghiêm trọng. Mực nước các hồ chứa thủy lợi xuống thấp, nhiều giếng đào, giếng khoan cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Nắng nóng kéo dài, mực nước các ao, hồ ở Bình Phước xuống thấp

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết, nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh khiến mực nước các ao, hồ chứa tiếp tục xuống thấp, một số hồ đã cạn kiệt.

Bình Phước: 1.444 hộ gia đình ảnh hưởng bởi hạn hán

UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Chủ động ứng phó với khô hạn

Bình Phước đang trong cao điểm mùa khô, vấn đề nước sản xuất, nước sinh hoạt luôn được các cấp, ngành và người dân quan tâm. Được đầu tư hệ thống công trình thủy lợi cùng với các biện pháp sử dụng nước khoa học, hợp lý, huyện Bù Đốp vẫn đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.

Đồng xanh trong nắng hạn

Vừa cuốc dặm lại ruộng lúa giữa trưa sau hơn 10 ngày sạ, bà Thị Khai ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp vừa cho hay: 'Bây giờ chỉ có tháo nước cho cây lúa khỏi ngập. Mương nước ở đằng kia, nó chảy suốt ngày nên không còn sợ thiếu nước nữa! Những năm trước, muốn làm lúa vụ hai thì phải nối ống bơm từ ao lên, có năm được ăn, có năm không vì không có nước. Bây giờ thì không còn lo chuyện thiếu nước nữa. Năm vừa rồi nhà mình làm được 3 vụ lúa. Vụ mùa vừa rồi, 7 sào ruộng của mình thu được 70 bao'.

Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước: Chủ động trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sản xuất

Ngày 21/2, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp cấp nước thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Bình Phước huy động vốn xã hội hóa nâng cấp các công trình cấp nước

UBND tỉnh Bình Phước vừa có Đề án về nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn với tổng mức đầu tư khoảng 10.400 tỷ đồng, hơn 6.680 tỷ là nguồn vốn xã hội hóa

Khai thác hiệu quả tài nguyên nước

Địa bàn tỉnh Bình Phước thời điểm sau tết Nguyên đán hằng năm thời tiết thường nắng nóng, khô hạn. Bởi vậy, bên cạnh nguồn nước sinh hoạt thì vấn đề băn khoăn, lo lắng của người dân là làm sao đảm bảo ổn định nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Để giải quyết những băn khoăn, lo lắng đó, ngoài quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các hồ, đập thì công tác quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cần được quan tâm chú trọng góp phần giải 'cơn khát' trong mùa khô này.

Dòng sông đặc biệt ở Việt Nam, độc đáo nhất thế giới

Sông Bé kết hợp với các nhánh nhỏ và cả hồ Cần Đơn, tỉnh Bình Phước, tạo nên hình ảnh một con rồng khổng lồ vô cùng ấn tượng.

Bình Phước trong thế tam long hội tụ

Hít thở khí trời, tiếp đón gió mưa, từng cây rừng âm thầm trong lặng lẽ nhả vào lòng đất những giọt nước không biết mệt mỏi. Nhiều giọt nước kết lại tạo nên mọi nước, nhiều mọi nước góp lại thành khe, thành suối, thành sông rồi đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi thành mây, thành mưa rơi xuống tái xanh rừng. Từng cây rừng trong tổng số gần 25.600 ha rừng nguyên sinh thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập ở phía thượng nguồn sông Bé đã tạo nên những dòng sông uốn khúc mang thế dáng tam long hội tụ trên mảnh đất Bình Phước có một không hai ở dải đất hình chữ S.

Hơn 200 hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai

Dự thảo Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện, trên toàn lưu vực có hơn 200 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, trung bình, nhỏ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây dựng. Trong đó, một phần nhỏ là hồ chứa thủy điện, còn lại chủ yếu là hồ chứa thủy lợi.

Giúp đồng bào nghèo an cư lạc nghiệp

NDO-Dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước, đi đến đâu điện, đường, trường trạm và các trung tâm mua sắm đông đúc và không ít người đồng bào người Xtiêng, M'nông, Khmer là những tỷ phú. Điều đáng mừng là mặt bằng chung khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sống dọc biên dưới ngày một đổi thay, nhiều hộ nghèo đã vươn lên nhờ chính sách an cư lạc nghiệp.