Sáng tạo, hiệu quả trong học tập và làm theo Bác

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Thanh nhận định, bằng những cách làm sáng tạo, cụ thể gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực.

Doanh nghiệp may mặc 'đón sóng' đơn hàng mới

Sau thời gian khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, bắt đầu từ tháng 3/2024, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã đón nhận những đơn hàng mới. Trong đó có doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đặt nền móng quan trọng cho những mục tiêu phát triển mới.

Doanh nghiệp may mặc chủ động đào tạo nghề cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn áp dụng trong thời gian gần đây là tuyển dụng lao động gắn với đào tạo tại chỗ. Sự chủ động này của doanh nghiệp đã giúp nhiều lao động phổ thông nhanh chóng có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình.

Công nhân được vay vốn làm nhà ở

Nhờ chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian qua nhiều người có thu nhập thấp ở Quảng Trị có cơ hội xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà để ổn định cuộc sống. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai, đến năm 2023, một số công nhân, người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp ở những khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay này nhờ sự chủ động vào cuộc của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và một số đơn vị liên quan.

Doanh nghiệp may mặc nỗ lực duy trì sản xuất

Quảng Trị hiện có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc (không kể cơ sở may gia công nhỏ lẻ). Đây là ngành tạo nhiều việc làm cho lao động tại địa phương với khoảng 5.100 công nhân. Tuy nhiên, từ giữa năm 2023 đến nay, các doanh nghiệp may mặc đều lâm vào cảnh giảm sút, thiếu đơn hàng, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, cuộc sống người lao động. Hiện doanh nghiệp đang nỗ lực duy trì sản xuất, động viên người lao động để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tăng cường sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế-xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều lao động nghỉ việc, giãn việc, mất việc làm đã gây áp lực lớn tới hệ thống an sinh xã hội...

Lắng nghe tâm tư người lao động

Lần đầu tiên, một cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) diễn ra ngay trong Tháng công nhân. Sau khi lắng nghe những tâm tư, ý kiến về chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động (NLĐ), lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo UBND tỉnh tiếp thu, trả lời thỏa đáng.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội

Sau 8 năm thực thi chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật BHXH, đến nay, việc triển khai thanh tra chuyên ngành của ngành BHXH đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt trong công tác phát triển người tham gia, bảo đảm thu đúng, thu đủ và giảm nợ đóng BHXH, BHYT. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi an sinh cho người lao động (NLĐ).

Nhà ở xã hội - Nhu cầu bức thiết. Bài 1: Mong muốn được 'an cư'

Công nhân lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh là những người không có điều kiện tốt về kinh tế nên gặp nhiều khó khăn khi giải quyết nhu cầu nhà ở. Phần lớn công nhân và gia đình họ thuê phòng trọ hoặc ở nhà cấp 4 chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và lao động sản xuất. Đây là đối tượng cần ưu tiên chăm lo về nhà ở, bởi khi không có chỗ ở ổn định thì không thể yên tâm làm việc để cống hiến dài lâu. Nhiều năm qua, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp chăm lo đời sống cho CNLĐ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỉnh còn gặp nhiều khó khăn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu và nguyện vọng về nhà ở của CNLĐ. Việc phát triển nhà ở dành cho công nhân đang là vấn đề bức thiết hiện nay.

Doanh nghiệp ngành may mặc thiếu hụt lao động

Thời gian qua, do ảnh hưởng của COVID - 19, rất nhiều người dân từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành hàng dệt may gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề dù đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ.

Nhiều doanh nghiệp ra quân sản xuất đầu năm mới

Sáng nay 7/2, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã ra quân sản xuất đầu năm mới với tâm thế sẵn sàng nỗ lực, vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong năm 2022.

Rộng mở cơ hội việc làm trên quê hương

Hình ảnh từng dòng người lao động từ các tỉnh, thành phố phía Nam đổ về quê một cách tự phát để phòng, chống dịch bệnh đến nay vẫn còn ám ảnh với nhiều người. Theo rà soát của các cấp, ngành, trong dòng người từ miền Nam về quê tránh dịch thì Quảng Trị có gần 17.000 người. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị sớm tổ chức đưa đón hơn 1.340 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có phụ nữ mang thai, trẻ em, người khuyết tật, người ốm đau, người già, học sinh, sinh viên đang lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê phòng, chống dịch bệnh.

Huyện Triệu Phong đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

Năm 2021, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong chủ động, linh hoạt trong công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt 'mục tiêu kép', vừa quyết liệt phòng, chống COVID-19, vừa duy trì, phát triển kinh tế- xã hội nên đã đạt được 15/17 chỉ tiêu đề ra. Theo đó, tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 5.690,051 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.775,995 tỉ đồng, tăng 17%, so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 632,524 tỉ đồng, đạt 151% dự toán tỉnh giao, 147% dự toán huyện giao. Có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tạo việc làm mới cho 2.430 lao động, vượt 630 lao động so với kế hoạch đề ra. Tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 theo tiêu chuẩn cũ còn 2,96%. Các tiềm năng, lợi thế của địa phương được khai thác đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 57,7 triệu đồng/năm.