Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới

Đoàn kết, nhất trí và dìu dắt nhau 'thi' vào trường 'Đại học lớn' (hội nhập quốc tế) là con đường nhanh nhất để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam ngày càng định vị chắc chắn, tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới.

Chuyển đổi số để mô hình kinh tế chuyển từ 'nâu' sang 'xanh'

Trước đây chúng ta cạnh tranh bằng giá rẻ. Nhưng giờ, xanh hóa sản xuất, xanh hóa mô hình kinh doanh mới là lợi thế cạnh tranh bền vững. Có thể sử dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để chuyển đổi nhanh mô hình kinh tế từ 'nâu' sang 'xanh'.

Xây dựng thương hiệu: Khó nhưng phải làm

Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Sản phẩm không có tên tuổi, không thương hiệu người tiêu dùng không lựa chọn. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn.

Thương hiệu hậu M&A - Nâng cao giá trị cũ hay tạo mới?

Năm 2009, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) mới chỉ 1,1 tỉ USD, đến năm 2018 đã tới 10,2 tỉ USD. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỉ USD, dự báo cả năm 2019 có thể tới 7,6 tỉ USD. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số thuần túy. Câu hỏi đặt ra là: Thương hiệu hậu M&A sẽ như thế nào? Nên tiếp tục nâng cao, phát huy giá trị thương hiệu cũ hay tạo dựng thương hiệu mới?... Tại Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2019 được tổ chức gần đây, có nhiều ý kiến đáng quan tâm về thương hiệu hậu M&A.

Khó như làm… thương hiệu

Nhận định về thị trường thương hiệu của Việt Nam, ông Samir Dixit- Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á -Thái Bình Dương cho hay, trong 5 năm qua, thị trường Việt Nam có giá trị giao dịch thấp trong khu vực châu Á, chỉ 4,2%. Đây là vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng. Bởi vì trong khi Việt Nam có GDP tăng trưởng cao nhất khu vực nhưng giá trị giao dịch lại thấp, chủ yếu do chưa hiểu hết giá trị thương hiệu.