Sắc Xuân vùng đất 'Chén Vàng'

Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi về với Kim Bôi - Mường Động. Con đường 12B dẫn về trung tâm huyện bao quanh bởi núi, đồi và những cánh đồng phủ màu xanh của cây trồng. Cảm nhận rõ trong không khí lạnh thoang thoảng hương thơm của bưởi, phật thủ. Thấp thoáng những cánh đào mới nhú chồi non được bà con nơi đây chuẩn bị đón Tết.

Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình bàn giao nhà đại đoàn kết tại huyện Lạc Sơn

Chiều 17/1, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND, UB MTTQ huyện Lạc Sơn, Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn tổ chức chương trình bàn giao nhà đại đoàn kết trị giá 40 triệu đồng cho hộ ông Bùi Văn Lực tại xóm Bán Trong, xã Định Cư.

Huyện Kim Bôi: 'Thay da đổi thịt' từ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở những xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong những năm qua, huyện Kim Bôi tập trung chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng mô hình khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Nhờ sự nỗ lực, đồng thuận từ chính quyền đến người dân, các KDC, vườn mẫu mang dáng vóc mới được hình thành, tạo sức bật giúp bộ mặt NTM của huyện ngày càng

Người cao tuổi huyện Kim Bôi thi đua làm kinh tế giỏi

Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, những năm qua, cán bộ, hội viên người cao tuổi (NCT) huyện Kim Bôi luôn là lực lượng tiên phong trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi. Trong huyện có nhiều tấm gương NCT tiêu biểu trong sản xuất - kinh doanh (SX-KD) với những cách làm hay, sáng tạo. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời hiến công, hiến kế giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Khẩn trương di dời các hộ dân trong khu vực dự án Cảng hàng không Sa Pa

Sau khi Chiến dịch 60 ngày di chuyển các hộ dân trong vùng dự án Cảng hàng không Sa Pa được kích hoạt, những ngày này, xã Cam Cọn như một đại công trường khi các lực lượng khẩn trương hỗ trợ người dân tháo dỡ, di chuyển nhà ở, tài sản từ khu vực quy hoạch dự án ra nơi ở mới.

Huyện Kim Bôi 'chắp cánh' cho nông sản thế mạnh

Để sản phẩm OCOP của địa phương được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, thời gian qua, các cơ sở, HTX trên địa bàn huyện Kim Bôi đã chủ động tiếp cận thị trường bằng nhiều hình thức. Từ đó 'chắp cánh' cho sản phẩm vươn xa, được thị trường đón nhận và ưa chuộng.

Đảng bộ xã Xuân Thủy sớm 'cán đích' nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ xã Xuân Thủy (Kim Bôi) đã có những chuyển biến rõ nét trong phát triển KT-XH. Diện mạo của địa phương đổi thay từng ngày.

Thác Muốn đang chờ được 'đánh thức'

Chúng tôi quyết định đến tắm thác Muốn, xã Điền Quang (Bá Thước) vào những ngày nắng nóng như đổ lửa. Con đường cách đây khoảng chục năm chỉ có dân địa phương mới đến được thì nay đã đi vào tận chân thác. Câu hát 'Muốn ăn ngô thì ra Rằm Tám/ Muốn ăn cơm gạo tám thì vào làng Mười', làng Mười chính là nơi có thác Muốn quanh năm nước chảy.

Phát triển bền vững nghề nuôi ong mật

Những năm gần đây, nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng, tập trung chủ yếu ở những địa phương có tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và vùng trồng cây ăn quả. Từ việc phát triển nghề nuôi ong lấy mật, người dân đã chủ động ứng dụng khoa học- kỹ thuật, xây dựng thành công 'thương hiệu' cho sản phẩm mật ong được người tiêu dùng ưa chuộng.

Xã Lạc Thịnh: Nhân rộng mô hình câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Cách đây hơn 1 năm, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) thành lập điểm câu lạc bộ (CLB) 'Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc' xóm Trác. Năm 2022, mô hình được nhân rộng tại chi hội phụ nữ xóm Đình Vặn. Các CLB được cấp ủy chi bộ xóm quan tâm, tạo điều kiện và nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của hội viên.

Sắc xanh ở Kho K54

Bước vào giai đoạn cao điểm của mùa khô, đại ngàn Tây Nguyên nóng như chảo lửa. Quá trình cơ động trên Tỉnh lộ 668, đoạn đi qua địa bàn thị xã Ayun Pa (Gia Lai), hình ảnh những đàn bò lê bước đi tìm cỏ; những cánh rừng cao su héo úa, xác xơ, ào ào trút lá; bụi đỏ tung trời… khiến ai cũng cảm nhận rõ nét sự khắc nghiệt của tự nhiên.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh nhấn mạnh: Trong năm 2022, Liên minh Hợp tác xã (LMHTX) tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển KTTT; thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên. Đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sản xuất gắn với chuỗi giá trị; củng cố, tổ chức lại hoạt động của các HTX, tổ hợp tác (THT). Bên cạnh đó, LMHTX tỉnh chủ động phối hợp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giải thể đối với HTX ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả kéo dài không có khả năng củng cố, tổ chức lại.

Đưa nông sản chủ lực vươn xa

Vẫn là gà bản địa, cá sông Đà, cây ăn quả có múi, măng, mía tím... những nông sản đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh. Song, kể từ khi các doanh nghiệp, HTX, người dân bắt tay sản xuất theo các quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm như VietGAP, hữu cơ thì giá trị nông sản của tỉnh ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng tin tưởng, thị trường tiêu thụ mở rộng. Với 'tấm vé thông hành' là các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, VietGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu, những người sản xuất trên đất Mường đang có thêm cơ hội, điều kiện thực hiện khát vọng đưa nông sản Hòa Bình vươn ra thị trường lớn trong nước và thế giới.

Xuân Mường Động

Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mạnh mẽ.

Đón những vị khách đầu tiên 'xông đất' du lịch Ninh Bình

Trong tiết trời nắng ấm, ngay từ sáng mùng 1 Tết, Ninh Bình đã được đón những vị khách du lịch đầu tiên đến tham quan, chiêm bái dịp đầu Xuân Quý Mão. Sự tiếp đón chu đáo, nồng nhiệt của người dân Cố đô cùng vẻ đẹp nên thơ, trữ tình khiến những vị khách ấy càng thêm luyến lưu mảnh đất vốn nặng tình nặng nghĩa nơi đây...

Mở rộng thị trường mặt hàng xuất khẩu

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, một số thị trường xuất khẩu của tỉnh không còn tình trạng 'đóng băng' và gần như đã trở về trạng thái bình thường. Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) có sự chuyển động tích cực, tạo đà thiết lập dấu mốc mới trong năm 2022, nhất là việc mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Đưa nhãn Sơn Thủy vươn xa

Những ngày tháng 8, có mặt tại vùng trồng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) dễ dàng bắt gặp những nụ cười trên khuôn mặt người nông dân đang khẩn trương thu hái nhãn cho kịp chuyến hàng. Không khí nhộn nhịp, vui vẻ lan tỏa khắp xóm, thôn. Những nông dân thoăn thoắt bẻ nhãn như quên cả mệt nhọc, bởi năm nay nhãn được mùa, được giá. Đặc biệt, vượt qua những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm (ATTP), 1 tấn nhãn Sơn Thủy tươi lần đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường EU.

Chủ động kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói

Những ngày này, các hộ thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) hối hả chuẩn bị vào mùa vụ mới. Thương hiệu nhãn Sơn Thủy từ lâu đã được thị trường trong, ngoài tỉnh biết đến. Đặc biệt, nông sản đặc trưng này đã được xuất khẩu sang Trung Quốc và đang hướng tới thị trường châu Âu. Thành quả có được là nhờ tư duy làm nông nghiệp sạch có từ sớm của người dân nơi đây và sự hỗ trợ đắc lực của đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT.

Đòi nợ không được, xuống tay đánh con nợ tổn hại 13% sức khỏe

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh vừa mở phiên tòa trình tự phúc thẩm theo đơn kháng cáo tăng mức hình phạt tù và nâng mức bồi thường trách nhiệm dân sự của anh Bùi Văn Ngành (SN 1978), trú tại xóm Bèo, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đối với Bùi Ngọc Huân (SN 1981), trú tại xã Lạc Lương (Yên Thủy) sau khi bị TAND huyện Yên Thủy đưa ra xét xử về hành vi 'Cố ý gây thương tích'.

Cây lộc và trái vàng ở xứ Mường Be

Dổi - cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay ở nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... đang mang lại những mùa Xuân no ấm.

Phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật

Với điều kiện thuận lợi, tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển nhanh về cả chất lượng và số lượng. Nhận thấy đây là mô hình mang lại thu nhập ổn định, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Linh hoạt trong chăn nuôi để vượt qua khó khăn

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì. Tổng đàn trâu có 115,7 nghìn con, bò gần 86,6 nghìn con, lợn gần 459,5 nghìn con, đàn gia cầm 7,91 triệu con.

Nhãn Sơn Thủy lên sàn thương mại điện tử

Vụ thu hoạch nhãn năm nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) mạnh dạn đưa sản phẩm OCOP 3 sao nhãn Sơn Thủy lên một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) như: Sendo.vn, Shopee.vn, VoSo.vn… Qua đó, mở rộng kênh tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho việc phát triển, nâng tầm giá trị để nhãn Sơn Thủy đủ sức cạnh tranh với các nông sản xuất khẩu khác.

Tụ tập đến khu nhà trọ để sử dụng trái phép chất ma túy

Ngày 4/8, CATP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cho biết đơn vị vừa tạm giữ hình sự 4 đối tượng để phục vụ công tác điều tra liên quan về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Mùa bấc coi chừng sóng dữ

Hiện nay, đang là mùa bấc sóng biển thường dữ dội hơn các mùa còn lại trong năm và nguy cơ xảy ra đuối nước rất cao…

Ngát xanh nhãn Sơn Thủy

Nói tới vùng nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi), nhiều người nhớ tới ông Bùi Văn Lực, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy trước đây, cũng là người có công đầu đưa 'cây vàng' này về đồng đất quê nhà. Nói là 'cây vàng' hẳn không quá, bởi chính từ trồng nhãn, không ít gia đình ở Xuân Thủy đã thoát nghèo, vươn lên cuộc sống khá giả.

Vốn ưu đãi chính sách giúp đẩy lùi tín dụng đen

Nhờ nguồn vốn chính sách có lãi suất thấp, thời gian vay dài, các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời tránh rủi ro khi phải vay vốn bên ngoài.

Xã Sơn Thủy xây dựng cơ quan, đơn vị, khu dân cư kiểu mẫu

Về xóm Khoang, xã Sơn Thủy - nay là xã Xuân Thủy (Kim Bôi) những ngày đầu năm, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi của vùng quê thuần nông. Gặp gỡ, trò chuyện với những người dân nơi đây mới thấy, để phấn đấu xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu không chỉ bằng nhà cửa, đường sá, công trình mới mà còn bằng chính lối sống, nếp nghĩ của người dân.

Thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, người dân xã Phú Cường sử dụng nước có nguy cơ ô nhiễm

Qua đường dây nóng, người dân xã Phú Cường (Tân Lạc) phản ánh việc hàng ngày phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống. Phóng viên Báo Hòa Bình đã về Phú Cường tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế.

Cải tạo vườn tạp - thêm sức mạnh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, khoảng 12.380 ha vườn tạp trên địa bàn tỉnh cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.350 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều diện tích được cải tạo để thâm canh các loại cây ăn quả đã mang lại nguồn thu từ 400 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đây là những con số ấn tượng cho thấy hiệu quả vượt trội của cải tạo vườn tạp (CTVT) - một định hướng đột phá giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng sức mạnh cho người nông dân và củng cố những giá trị bền vững để toàn tỉnh xây dựng nông thôn mới (NTM).

Dân xóm Khanh sống thế nào sau vụ 18 người bị lũ cuốn?

Cuộc sống của người dân xóm Khanh sau 2 năm xảy ra vụ sạt lở khiến 18 người chết vẫn còn khó khăn.