'Cầu nối' đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân

Công tác Khuyến nông luôn là một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. 30 năm qua, không chỉ là 'cầu nối' chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, Khuyến nông Ninh Bình còn tích hợp phổ biến các kỹ năng, kiến thức về kinh tế nông nghiệp để từ đó nâng cao nông trí và chuyên nghiệp hóa người nông dân, mở ra cơ hội giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước tạo dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ninh Bình ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng tất yếu để giảm chi phí lao động, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tại Ninh Bình, việc ứng dụng thiết bị bay không người lái để bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tuy còn khá mới mẻ nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả không chỉ trong sản xuất mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người nông dân.

Nhân rộng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

Nhờ giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất, giá bán sản phẩm và tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều nông dân tỉnh Ninh Bình đã chuyển từ trồng lúa truyền thống sang mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, lúa sạch. Đây là hướng đi mới nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp và ngày càng được nhân rộng tại Ninh Bình.

Vụ Đông năm 2023: Gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

Những năm gần đây, sản xuất vụ Đông thường gặp thời tiết bất thuận, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. Do vậy, năm nay, ngành Nông nghiệp định hướng các địa phương sản xuất vụ Đông theo hướng 'ăn chắc', quy mô hợp lý, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp.

Ninh Bình: Xây dựng chuỗi cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thực hiện cơ giới hóa đồng bộ đã giúp nhiều địa phương tại tỉnh Ninh Bình hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình ngày càng phát triển và nhân rộng qua đó không chỉ góp phần giảm thiểu sức lao động cho người nông dân mà còn thúc đẩy dịch vụ nông nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Các địa phương mở rộng diện tích lúa cấy

Trước nhược điểm của gieo sạ là phải sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ, gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, vụ mùa năm nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi từ gieo sạ sang cấy máy và cấy tay.

Thay đổi tư duy trong sản xuất lúa gạo: (Kỳ 2) - Những đổi thay mang tính bước ngoặt

Những tồn tại, bất cập trong ngành nông nghiệp nói chung và đối với người trồng lúa nói riêng đã diễn ra nhiều năm tưởng chừng khó tìm lời giải. Tuy nhiên, gần đây, với những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc thúc đẩy cơ giới hóa, chuyển hướng sản xuất xanh, theo chuỗi giá trị... đã và đang từng bước tạo những đổi thay mang tính bước ngoặt cho ngành sản xuất này.

Thay đổi tư duy trong sản xuất lúa gạo: (Kỳ 1)- Khó khăn bủa vây người trồng lúa

Hiện nay, lúa là cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta với diện tích gieo cấy hàng năm hơn 70 nghìn ha (chiếm gần 80% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm). Tuy nhiên, ngành sản xuất này lại đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi có những giải pháp kịp thời tháo gỡ, đồng thời có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.

Chuyển tải kịp thời, đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri

Theo dõi những diễn biến sôi động tại Kỳ họp, cử tri, Nhân dân Quảng Ninh hết sức vui mừng, phấn khởi khi thấy những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình đã tham gia đóng góp tích cực vào các nội dung, chương trình nghị sự. Đặc biệt, tâm tư, nguyện vọng của người dân đã được các vị ĐBQH tỉnh chuyển tải tương đối đầy đủ đến diễn đàn Quốc hội.

Tai nạn giao thông - Nỗi đau người ở lại

Tai nạn giao thông (TNGT) là điều không ai mong muốn, thế nhưng nó vẫn đang xảy ra, cướp đi sinh mạng, cuộc sống của nhiều người và làm bao gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bi kịch.