Khát vọng khởi nghiệp từ di sản của chàng trai Ba Na

Với tâm niệm 'muốn đi xa thì phải đi cùng nhau', chàng trai Ba Na tên A Ngưi đã mạnh dạn đi đầu làm homestay và 'kéo' cả làng cùng làm du lịch cộng đồng.

A Ngưi K'bang - kết nối cộng đồng để lưu giữ văn hóa dân tộc

Vùng đất Tây Nguyên đại ngàn không chỉ có cái nắng, cái gió, những hàng cao su thẳng tắp tận chân đồi hay những rẫy cà phê chín đỏ mọng mà còn có những nét văn hóa bản địa vô cùng hấp dẫn, kỳ thú. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, để có thể bảo tồn, giữ lại nét riêng của Tây Nguyên, rất cần có những con người yêu văn hóa dân tộc, hy sinh lợi ích cá nhân để lưu truyền những giá trị tinh thần cộng đồng như A Ngưi (làng K'giang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang).

'Sống khỏe' nhờ du lịch cộng đồng

Theo thời gian, người dân tỉnh Gia Lai đã quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và lấy đó làm thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng.

Gắn kết văn hóa truyền thống với du lịch cộng đồng

Tây Nguyên là nơi sinh sống của 49 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 30%. Sự đa dạng về thành phần cư dân giúp Tây Nguyên có một kho tàng văn hóa sắc tộc phong phú, đa dạng, độc đáo, đậm đà bản sắc.

Tết con dúi của người Bahnar

Mặt trời chưa hiện hình trong màn sương đặc quánh, ông A Nghem (làng Kon Ktonh, xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã vác cuốc lên rừng. Mai là Tết con dúi, phải kiếm cho kỳ được một con để cúng Yàng.

Đãi ngộ và tôn vinh nghệ nhân dân gian

Các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể là những người ưu tú của cộng đồng, góp phần làm cho các giá trị của di sản 'Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên' thăng hoa. Vinh danh và có chính sách đãi ngộ xứng đáng đội ngũ này là vấn đề căn cốt để phát huy kho tàng tri thức lớn lao ở họ, qua đó bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Gom 'vàng rơi' đuổi nghèo

Chàng thanh niên dân tộc Bahnar Đinh A Ngưi (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã dám chấp nhận đánh đổi hạnh phúc riêng tư với tâm nguyện góp phần giúp dân làng thoát nghèo và bảo tồn vốn quý của nền văn hóa cha ông. Tuy nhiên, điều khiến tôi nể phục hơn ở chàng trai giàu nghị lực này là không chịu bằng lòng với những thành công hiện có, anh còn trăn trở tìm đường vươn ra 'biển lớn'.

'Viên ngọc thô' của ngành du lịch Gia Lai

Trải nghiệm ở các làng du lịch cộng đồng trở nên lôi cuốn, hấp dẫn du khách vì có vai trò rất lớn của đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) người bản địa. Tuy vậy, vấn đề là họ chưa được đào tạo chuyên nghiệp, thậm chí có làng chưa có nhân lực dành cho công việc này.

Thanh niên Gia Lai khởi sự làm giàu trên quê hương

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều ông chủ trẻ đã thực sự tạo nên luồng sinh khí mới, mở ra hướng đi thực sự hiệu quả, góp sức vào sự phát triển của quê hương Gia Lai.

Mừng lúa mới: Lễ hội hoành tráng nhất của người Bana

Thuộc chuỗi hoạt động của tuần Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2020, lễ mừng lúa mới của người dân tộc Bana, huyện KBang mang đến cho các du khách không gian đậm chất Tây Nguyên.

Chuyện quen mà lạ giữa đại ngàn

Giới trẻ Tây Nguyên đang dần hồi sinh nhiều nét văn hóa truyền thống đã mai một giữa xã hội hiện đại, bằng những việc làm đầy nhiệt huyết, trách nhiệm. Họ vừa giữ gìn được nét đẹp truyền thống vừa phát triển được giá trị của đời sống hiện tại.

Độc đáo trống tre Bahnar

Gọi là trống nhưng lại có 2 dây và gảy bằng phím, đó chính là trống tre-một nhạc cụ độc đáo, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai.

Mở lối cho du lịch cộng đồng - Kỳ cuối: Tạo đà 'cất cánh'

Phát triển du lịch cộng đồng để tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, đồng thời gìn giữ văn hóa truyền thống... là điều rất cần thiết. Để loại hình du lịch này cất cánh rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ngành; đặc biệt cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ tính nguyên bản, giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống.

Người truyền cảm hứng cho đồng bào Bahnar làm du lịch

Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa, quảng bá đến bạn bè trong và ngoài nước về nét đẹp riêng của người Bahnar tại Tây Nguyên, anh Đinh A Ngưi đã không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, truyền cảm hứng làm du lịch đến với đồng bào phía Đông tỉnh Gia Lai.