Khi gió đồng ngát hương

Đón gió bấc để được hít thở cái khí trời se se lạnh, đó cũng là một thú vui của đám nhóc tì miệt ruộng chúng tôi ngày nào. Nếu không phải là dân miệt ruộng 'chính hiệu' thì bạn khó có thể cảm nhận được cái cảm giác lâng lâng khi những cơn gió bấc đầu tiên trở ngọn dập dờn trên cánh đồng lúa rực vàng đang sắp sửa thu hoạch. Trên cánh đồng lúa chín ngút ngàn ấy là nơi ghi những dấu ấn khó phai của đám trẻ ngày nào mỗi khi có 'hơi hám' từng cơn gió Tết về...

CLIP: Chiêm ngưỡng ngôi nhà gốm đỏ 'độc nhất vô nhị' ở miền Tây

Ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống hoàn toàn bằng gốm đỏ của ông Nguyễn Văn Buôi ở Vĩnh Long được xác lập kỷ lục Việt Nam. Bên trong ngôi nhà còn trang trí nhiều đồ cổ, tái hiện nét văn hóa Nam Bộ xưa.

Sa mưa, lá me non

Hình ảnh hàng me đẹp lãng mạn đã đi vào thơ, ca nhạc. Nhưng hàng me còn thăng hoa với màu lá me non xanh lục, gắn với chu kỳ thời tiết tinh khôi. Màu lá me non không chỉ làm đẹp cho đời, còn hàm chứa hương vị thanh tao đằm thắm.

Homestay

Gã ngồi bó gối nhìn đám lục bình dập dờn trôi trên sông xuôi về phía biển. 'Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, thương mảnh đời như lục bình trôi…'. Vậy mà, gã lại ước mình được trôi dạt như lục bình mới ngộ.

Đêm mưa, ếch gọi ra đồng…

Ở Nam Bộ, sau những ngày nắng nóng gay gắt, mà cao điểm là tiết Thanh minh, rồi dịp Vô năm của đồng bào Khmer, cứ cuối tháng Tư đầu tháng Năm dương lịch là trời sa mưa, mùa khô oi bức, khó chịu dần chấm dứt, nhường chỗ cho mùa mưa mát mẻ, ôn hòa. Những cơn mưa đầu mùa chợt đến chợt đi, vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cỏ nẩy lộc đâm chồi, côn trùng lột xác í ới gọi nhau vào mùa giao hoan, dựng mầm những thế hệ nối tiếp, tạo nên những chuỗi liên kết dựa vào nhau, hỗ trợ nhau mà tồn tại, phát triển trong thế giới tự nhiên. Con người cũng vậy, sau những ngày khô hạn tưởng chừng cạn kiệt mọi nguồn sinh lực thì những cơn mưa đầu mùa như tưới mát thể xác, tưới mát tâm hồn, hăng hái hơn trong mọi hoạt động tự nhiên và xã hội.

Miên man mía hấp

Hễ gió lạnh xeo xéo ngoài hiên, mưa cố leo trèo trên hàng ngói cũ kỹ, những người xô nghiêng vì nhọc nhằn chợt nhung nhớ món mía hấp nóng hôi hổi tấm bé.

Những đường phố xưa nơi tỉnh lỵ (Tiếp theo và hết)

Cũng cần phải kể trước là: tỉnh lỵ Tây Ninh xưa nằm gọn trong xã Thái Hiệp Thạnh, thuộc quận Phú Khương (năm 1972), chỉ có diện tích 720 mẫu (ha). Chúng ta cũng đã biết xã được lập ra trên cơ sở một phần đất đai của ba xã Hiệp Ninh, Thái Bình và Ninh Thạnh.