Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 2: Những hòn ngọc giữa trùng khơi

Trường Sa có những đảo nổi, đảo chìm. Không biết ai đặt tên tự bao giờ, chỉ nghe thôi đã rất ấn tượng: Cô Lin, Đá Đông, Đá Tây, Len Đao, Đá Lát, Đá Lớn, Tốc Tan… Gọi là đảo chìm vì được tạo thành từ những rạn san hô hóa thạch, miệng núi lửa rộng hàng chục cây số vuông chìm dưới nước khi triều lên. Mùa khô không có mưa, nhưng nhiều đảo quanh năm cây xanh tốt và còn trồng được rau xanh.

Câu cá là một thú vui, đồng thời cũng là một hoạt động cải thiện đời sống của anh em cán bộ chiến sĩ trên các đảo. Khi còn ở Đá Lớn, hầu như ngày nào chúng tôi cũng được câu cá; cứ lau chùi, bảo quản vũ khí xong là lại cầm lấy cần câu!

CUỘC THI VIẾT 'CHỦ QUYỀN QUỐC GIA BẤT KHẢ XÂM PHẠM': Thiêng liêng lễ chào cờ ở Trường Sa

Buổi lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn sẽ in đậm mãi trong tâm trí và tình cảm của tôi mỗi khi nhớ về quần đảo Trường Sa

Hoạt động rèn luyện thể dục thể thao - 'Món ăn' tinh thần ở Trường Sa

Đối với cán bộ, chiến sỹ trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, hoạt động rèn luyện thể dục, thể thao là 'món ăn' tinh thần, không chỉ giúp họ có thêm sức khỏe mà còn vơi đi nỗi nhớ nhà, yên tâm công tác.

Những công trình sáng tạo của tuổi trẻ Trường Sa

Mới đây, có dịp đến thăm đảo Núi Le A (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân), chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một đống củi gỗ khá lớn được xếp đặt gọn gàng nơi góc sân đơn vị. Bày tỏ thắc mắc tại sao giữa mênh mông biển trời lại có khối lượng gỗ phong phú như vậy, Đại úy Nguyễn Hữu Quang, Chính trị viên đảo Núi Le A, cho biết: 'Đây chính là những 'sản phẩm tinh thần' quý báu của lính đảo'.

Ấn tượng hệ thống năng lượng mặt trời, gió từ quần đảo Trường Sa

Tại quần đảo Trường Sa, những tấm pin năng lượng mặt trời, cột tua pin gió ngày ngày hoạt động không ngừng đã giúp đảm bảo cung cấp điện cho bộ đội và người dân sinh hoạt.