Sinh kế từ nghề truyền thống

Những ngày cận Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, khắp Phum sóc đồng bào Khmer đang trong nhịp sống hối hả cho những ngày lao động cuối năm. Nét đẹp trong lao động sản xuất của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã tạo nên hình ảnh khá phong phú của người nông dân chân chất, giản dị và đang phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Họ không chỉ sinh kế từ nghề truyền thống của gia đình mà còn góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.

Những sản phẩm làm từ tre, trúc ở huyện Trà Cú đã có gần 100 năm nay và tồn tại trong suốt thời gian dài. Đây là nghề đã nuôi sống gia đình ông Thạch Thôn (ấp Trà Tro, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú). Đây được xem là nghề “cha truyền, con nối” của gia đình ông.

Những ngày này, gia đình Nghệ nhân Diệp Thị Trang ở ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú phải tăng gia sản xuất vì nhận nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh từ các sản phẩm đan đát làm bằng tre, trúc như rổ, thúng, nia, xà ngôn…

Với mức thu nhập 200.000 đồng/ngày từ nghề làm thê cho cơ sở sản xuất khô cá lóc ở xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, hơn 10 năm nay, cô Thạch Thị Rồi (ấp Lộ Sỏi B, xã Đôn Xuân) có cuộc sống sung túc mỗi dịp Chôl Chnam Thmây về.

Nông dân Khmer chuẩn bị nông sản phục vụ thị trường Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây của đồng bào Khmer.

SỐC KHA (thực hiện)

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/xa-hoi/sinh-ke-tu-nghe-truyen-thong-36280.html