Một số câu hỏi thường gặp về đau cổ vai gáy

Các triệu chứng của đau cổ vai gáy có thể bao gồm đau cơ, mệt mỏi, cứng cổ vai gáy, hạn chế trong các động tác xoay, nghiêng cổ, tê bì, và đau có thể lan ra vai và lưng.

1. Đông y có chữa được đau cổ vai gáy không?

Đông y cũng là một trong các phương pháp điều trị cổ vai gáy, các phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu giúp giãn cơ, giảm đau cần được thực hiện bởi chuyên gia y tế.

NỘI DUNG:

1. Đông y có chữa được đau cổ vai gáy không?

2. Cách sơ cứu khi bị đau cổ vai gáy

3. Cách chăm sóc người bị đau cổ vai gáy thể nhẹ tại nhà

4. Đau cổ vai gáy có chữa khỏi được không

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi bị đau cổ vai gáy

6. Chi phí khám đau cổ vai gáy

2. Cách sơ cứu khi bị đau cổ vai gáy

Đầu tiên cần nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn, có thể chườm ấm bằng các túi nhiệt tại nhà giúp giãn cơ, giảm co thắt cơ. Đồng thời, thay đổi tư thế ngồi, nằm phù hợp để giảm áp lực lên vùng cổ vai gáy

3. Cách chăm sóc người bị đau cổ vai gáy thể nhẹ tại nhà

Nếu tình trạng đau cổ vai gáy chỉ mới xuất hiện, mức độ còn nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách chườm ấm và xoa bóp vị trí tổn thương mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần 10 – 15 phút. Phương pháp này sẽ thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi, thư giãn cơ để giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh cũng nên hạn chế nghiêng hoặc quay đầu, thay vào đó chỉ nên vận động cổ nhẹ nhàng, vừa phải. Khi tắm, việc sử dụng nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh, tránh ngồi trước quạt hoặc điều hòa để tránh cơ co cứng dẫn đến đau nhiều hơn.

Mọi người cần tập luyện, duy trì tư thế làm việc, tư thế ngủ đúng để phòng đau cổ vai gáy.

4. Đau cổ vai gáy có chữa khỏi được không?

Đau cổ vai gáy là một triệu chứng thường gặp có thể chữa khỏi nếu xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, việc phòng tránh tái phát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế làm việc và vận động cũng là điều cần thiết để tối ưu điều trị.

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi bị đau cổ vai gáy

Người bệnh có béo phì, tiểu đường có nhiều vấn đề bệnh lý và chuyển hóa đi kèm, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng đau cô vai gáy nặng hơn và điều trị khó khăn hơn. Tùy tình trạng bệnh lý mạn tính đi kèm, người bệnh cần đến khám chuyên gia y tế để xác định các yếu tố nguy cơ và có phương pháp điều trị phù hợp.

Công việc văn phòng liên tục ngồi một chỗ, thao tác với máy tính trong nhiều giờ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau mỏi vai gáy.

6. Chi phí khám đau cổ vai gáy

Thông thường, người bệnh sẽ đến các Khoa Khám bệnh để khám lâm sàng với chi phí đến thời điểm hiện tại là khoảng 39.000 đồng. Trong trường hợp người bệnh lựa chọn Khoa Khám theo yêu cầu, chi phí khám đối với các bác sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I là 300.000 nghìn đồng và 500.000 nghìn đồng là chi phí khám cho các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa, Phó khoa.

Người bệnh có thể phải tiến hành một số chụp chiếu để bác sĩ chẩn đoán kỹ hơn. Giá tham khảo các loại chụp chiếu là:

Chụp X-quang số hóa 1 phim: 58.000 đồng
Chụp X-quang số hóa 2 phim: 83.000 đồng
Chụp X-quang số hóa 3 phim: 108.000 đồng
Chụp cộng hưởng từ (MRI): 1.700.000 đồng
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có chất cản quang (kể cả thuốc cản quang): 2.200.000 đồng.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mot-so-cau-hoi-thuong-gap-ve-dau-co-vai-gay-169240403141752407.htm