Hải Phòng: Trung tâm Công tác xã hội và Can thiệp sớm Hải Phòng – địa chỉ tin cậy của nhiều bậc phụ huynh có con có rối loạn phổ tự kỷ

Được thành lập từ 2021 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải phòng cấp phép có địa chỉ tại: Số 02/568 Trần Nhân Tông, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Trung tâm có diện tích sử dụng 800m2 bao gồm các phòng học chức năng, khu vui chơi và thực hành của các bé.

Rối loạn phổ tự kỷ gì?

Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hợp quốc (2008), rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD), là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Rối loạn phổ tự kỷ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.Đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Một nghiên cứu mới nhất về trẻ tự kỷ của WHO năm 2022 cho thấy, trên Thế giới, cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ tự kỷ. Tại Mỹ, theo khảo sát năm 2021, trung bình 44 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ với độ tuổi được chẩn đoán xác định từ 3-4 tuổi. Còn ở Việt Nam, theo số liệu năm 2019 có đến 1 triệu trẻ mắc tự kỷ và xu hướng tăng dần qua các năm.

Nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

1. Yếu tố môi trường

Đã có nhiều nghiên cứu gợi ý rằng, nhiễm Rubella ở bà mẹ mang thai làm gia tăng tỷ lệ trẻ em rối loạn phổ tự kỷ. Vắc-xin phối hợp quai bị, sởi, rubella cũng đã từng bị nghi ngờ là thủ phạm gây ra rối loạn phổ tự kỉ và làm cho cha mẹ ngại không dám sử dụng những thuốc này cho con mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau qua nhiều thời điểm khác nhau về sự liên quan giữa vắc-xin và tự kỷ cho thấy, không có bằng chứng rõ ràng, nhưng vẫn còn khả năng vắc-xin làm khởi phát rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ có yếu tố di truyền nhạy cảm với rối loạn này (Wing & Potter, 2002).

2. Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu về tỷ lệ chỉ ra rằng, nếu cha mẹ có một trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thì nguy cơ có trẻ thứ hai bị tự kỉ cao gấp 15-30 lần cha mẹ có trẻ em phát triển thông thường. Nếu một trẻ sinh đôi cùng trứng bị rối loạn phổ tự kỷ thì anh chị em sinh đôi sẽ có khả năng bị rối loạn phổ tự kỷ cao khoảng 36-91%, nếu sinh đôi khác trứng thì tỷ lệ này khoảng 0-5%.

3. Các yếu tố tâm lý thần kinh

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn về phát triển thần kinh (Neurodevelopmental Disorder). Tỷ lệ động kinh và những bất thường về điện não đồ có ở khoảng 50% người bị rối loạn phổ tự kỷ, điều này cho thấy một chứng cớ chung về bất thường chức năng của não bộ.

Chuyển hóa glucose (chất đường) ở não trẻ em rối loạn phổ tự kỉ cao hơn so với nhóm khác (Chugani, 2000). Những nghiên cứu về chuyển hóa của não gợi ý có sự suy giảm lưu lượng máu ở thùy trán và thùy thái dương, giảm các nối kết chức năng giữa các vùng vỏ não và dưới vỏ có liên quan đến suy kém chức năng điều hành ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Zilbovicius và cộng sự, 1995).

Trung tâm Công tác xã hội và Can thiệp sớm Hải Phòng – Nơi trao gửi niềm tin của nhiều bậc phụ huynh có con có rối loạn phổ tự kỷ.

Được thành lập từ 2021 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải phòng cấp phép có địa chỉ tại: Số 02/568 Trần Nhân Tông, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Trung tâm có diện tích sử dụng 800m2 bao gồm các phòng học chức năng, khu vui chơi và thực hành của các bé.

Phòng học nhóm

Phòng học cá nhân

Phòng học tiền tiểu học

Khu trị liệu vận động cảm giác

Sân chơi

Trung tâm Công tác xã hội và Can thiệp sớm Hải Phòng tự tin mang lại môi trường lý tưởng cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ học tập và rèn luyện. Trẻ đến với trung tâm sẽ được sàng lọc, chẩn đoán bởi bác sĩ và đánh giá phát triển bởi nhà chuyên môn về giáo dục đặc biệt. Do đó trẻ sẽ được can thiệp và trị liệu dựa trên mức độ khả năng và nhu cầu của mình.

Hoạt động khám và chẩn đoán bệnh.

Đến với trung tâm, trẻ sẽ được can thiệp theo một lộ trình khoa học và bài bản. Trẻ được tham gia các hoạt động phong phú và đa dạng giúp hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng. Đối với trẻ học bán trú, các con sẽ tham gia các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như: Thể dục sáng, học tập các môn học, học kĩ năng sống, tham gia hoạt động trải nghiệm… Đối với trẻ học theo giờ, các con được tập trung phát triển các kĩ năng còn thiếu hụt. Tất cả các hoạt động của trung tâm đều hướng đến giúp trẻ nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng và từng bước hòa nhập.

Trẻ học cá nhân 1 cô- 1 trẻ

Trẻ học trải nghiệm

Trẻ học nhóm

Khi cha mẹ lựa chọn cho con theo học, trẻ sẽ được can thiệp trị liệu bởi đội ngũ giáo viên có trình độ và giàu kinh nghiệm với các phương pháp tiên tiến để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được tập huấn bởi các nhà chuyên gia đầu ngành.

Tập huấn chuyên môn cho giáo viên trung tâm

Tập huấn chuyên môn cho giáo viên trung tâm

Bên cạnh đó trung tâm luôn tập trung vào việc phối hợp với phụ huynh trong quá trình can thiệp trẻ. Trung tâm thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch can thiệp. Cha mẹ sẽ được biết quá trình học tập của con hàng ngày thông qua sổ liên lạc cá nhân hoặc các video ghi lại hoạt động của con tại trung tâm.

Bên cạnh các phương pháp giáo dục, trung tâm còn áp dụng các phương pháp trị liệu như trị liệu Yoga, trị liệu hoạt động… để hỗ trợ những khó khăn của trẻ về vấn đề cảm giác vận động, hành vi…

Giờ trị liệu Yoga

Giờ trị liệu cảm giác vận động

Fanpage: Dạy trẻ chậm nói, tự kỷ Hải Phòng

Liên hệ: 0856251989

N.H

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/hai-phong-trung-tam-cong-tac-xa-hoi-va-can-thiep-som-hai-phong-dia-chi-tin-cay-cua-nhieu-bac-phu-huynh-co-con-tu-ky-a20846.html