Góc nhìn của chuyên gia nhi khoa về mì chính và trẻ em

'Mì chính có an toàn với sức khỏe chúng ta hay không , đặc biệt là với trẻ em?' là câu hỏi mà khá nhiều phụ huynh quan tâm .

Giáo sư Nguyễn Ngọc Sáng – Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Hải Phòng đã có lời giải đáp vấn đề này cho độc giả.

Mì chính có an toàn với sức khỏe hay không?

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Sáng, tính an toàn của gia vị mì chính (bột ngọt) đã được nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới khẳng định như: Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (US FDA); Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản, Bộ Y tế Việt Nam; Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (JECFA); Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF)...

Thực tế, mì chính là mononatri glutamate, trong đó, glutamate là một axit amin tồn tại phổ biến ở cơ thể người và hầu hết các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày, kể cả sữa mẹ. Glutamate giúp mang đến vị umami hay còn gọi là vị ngon (vị ngọt thịt/vị ngọt của hải sản hay rau củ quả) cho món ăn.

Glutamate là một axit amin tồn tại phổ biến ở cơ thể người và hầu hết các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày, kể cả sữa mẹ.

Glutamate là một axit amin tồn tại phổ biến ở cơ thể người và hầu hết các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày, kể cả sữa mẹ.

Vị umami do Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda khám phá vào năm 1908, từ đó đưa đến phát minh ra mì chính với glutamate là thành phần chính. Đến năm 1909, thương hiệu mì chính đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên AJI-NO-MOTO.

Vị umami do giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda khám phá vào năm 1908

Vị umami do giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda khám phá vào năm 1908

Tin đồn mì chính ảnh hưởng đến não bộ cũng không chính xác. Giáo sư Sáng giải thích: “Khi chúng ta ăn glutamate từ mì chính, các gia vị khác hay từ thực phẩm đều sẽ được chuyển hóa hầu hết tại hệ tiêu hóa để tạo thành năng lượng cho hoạt động của ruột. Đồng thời, cấu trúc “hàng rào máu – não” của người cũng ngăn sự di chuyển glutamate từ máu vào não. Như vậy, mì chính không thể đi vào máu và càng không thể đến não để ảnh hưởng đến não được.”.

Trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú sử dụng mì chính được không?

Giáo sư Sáng cho biết trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng mì chính. Với phụ nữ mang thai, nhau thai tạo thành “hàng rào” bảo vệ. Nhau thai sử dụng glutamate từ cơ thể mẹ, và cả từ cơ thể bào thai để sinh năng lượng. Do đó, glutamate từ thực phẩm hay mì chính từ chế độ ăn của mẹ sẽ không đi qua được “hàng rào”” nhau thai.

Việc sử dụng mì chính cho người mẹ không gây ra triệu chứng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ.

Việc sử dụng mì chính cho người mẹ không gây ra triệu chứng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ.

Với phụ nữ cho con bú, Hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng chỉ ra việc sử dụng mì chính cho người mẹ không gây ra triệu chứng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ. Với trẻ em, JECFA đã kết luận trẻ em có thể chuyển hóa mì chính tương tự người trưởng thành và “không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng mì chính”.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hiểu thêm rằng, mì chính là một loại gia vị giúp cho món ăn ngon miệng hơn và không có chức năng thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Nên nêm mì chính vào thời điểm nào?

Về cách nêm nếm mì chính, Giáo sư Sáng chia sẻ: “Theo các nghiên cứu khoa học, nhiệt độ đun nấu hàng ngày khoảng dưới 270°C và ở nhiệt độ này, mì chính không bị biến đổi thành thành phần không tốt cho sức khỏe. Do đó, chúng ta có thể nêm mì chính vào bất kì lúc nào tùy theo món ăn và thói quen nêm nếm. Nêm trước, nêm sau hoặc trong quá trình nấu đều được.”.

Nam Dương

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/goc-nhin-cua-chuyen-gia-nhi-khoa-ve-mi-chinh-va-tre-em-post233329.gd