Điểm đến bất ngờ của hơn 2.000 khẩu AK-47 sau khi Mỹ tịch thu của Iran

Washington đã quyết định chuyển giao 5.000 vũ khí cá nhân bao gồm súng trường tấn công, súng bắn tỉa, súng chống tăng RPG-7 cho quân đội Ukraine, đáng chú ý trong số vũ khí chuyển giao có hơn 2.000 khẩu AK-47 mà trước đó Mỹ thu của Iran.

Số vũ khí Mỹ chuyển giao đủ để Ukraine trang bị cho một lữ đoàn bộ binh, tăng cường khả năng phòng vệ trong bối cảnh xung đột Đông Âu chưa có chiều hướng giảm.

Ngoài hơn 2.000 khẩu súng AK-47 còn có 500.000 viên đạn 7,62mm.

Số súng AK-47 và nửa triệu viên đạn 7,62mm này có nguồn gốc khá bất ngờ, đó chính là lô vũ khí mà tháng 12 năm ngoái Mỹ tịch thu của Iran.

Khu trục hạm USS Chinook khi đó đang tuần tra trên vịnh Oman khu vực đã bắt giữ một thuyền đánh cá và tịch thu 2.116 súng AK-47 cùng lượng lớn đạn đang đi từ Iran đến Yemen.

AK-47 hay còn gọi bằng cái tên Avtomat Kalashnikov là thương hiệu súng trường tấn công nổi tiếng nhất thế giới. Được tạo ra sau khi Thế chiến II kết thúc, AK-47 trở thành biểu tượng của chất lượng và độ tin cậy.

Khoảng 75 triệu mẫu AK-47 đã được sản xuất cho đến nay. Một phần lớn trong số này ra đời vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh và Bức màn sắt.

Loại súng trường tấn công nói trên phổ biến đến mức nó có thể được tìm thấy ở mọi quốc gia trên thế giới.

AK-47 được sáng chế vào năm 1947 và bước vào giai đoạn sản xuất đại trà năm 1949. Nó nhanh chóng trở thành súng trường tiêu chuẩn cho các lực lượng của Liên Xô, chủ yếu được biết đến với tên gọi AKM.

Mikhail Kalashnikov và quân đội Liên Xô đã thiết kế mẫu súng này dựa trên khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, STG 44.

Vào thời điểm đó, nó đáp ứng quan điểm của Liên Xô về chiến tranh hiện đại khi mà hầu hết các cuộc giao tranh của lực lượng bộ binh diễn ra trong phạm vi 300m.

AK-47 sử dụng đạn cỡ 7.62 x 39 mm được thiết kế có tầm bắn hiệu quả trong cự ly 300m.

Dòng súng AK không chỉ phục vụ tốt cho Nga mà còn gây được tiếng vang trên toàn thế giới. Từ Đông Âu, châu Á đến Trung Đông và Nam Mỹ, AK-47 len lỏi vào mọi trận địa.

Ngày nay, nó có mặt trong kho vũ khí của nhiều lực lượng quân đội, cảnh sát, thậm chí nằm trong tay của các băng nhóm tội phạm và khủng bố. Nếu một quốc gia nào có xung đột thì ở đó xuất hiện AK-47.

Lợi thế của dòng súng này, trước hết nhờ cỡ nòng lớn hơn 30 caliber, AK-47 có thể phá hủy các rào cản, xuyên thủng mọi chướng ngại như gạch, gỗ, kính trong khi hầu như không giảm tốc độ. Đạn 7.62 x 39 mm có khả năng phá hủy và xuyên thủng các vật thể rất tốt.

AK-47 có nhiều chế độ bắn với tốc độ bắn liên thanh đạt 600 phát /phút. Đạn của súng AK-47 rời nòng với vận tốc 715 m/s.

Hơn nữa, do đặc tính dễ sử dụng và có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, nên AK-47 được ưa chuộng hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của các quốc gia khác.

Giá thành của súng AK-47 cũng khá rẻ so với nhiều loại súng trường của Mỹ.

Việc sản xuất AK ở nước ngoài kể cả có giấy phép và không có giấy phép diễn ra khá phổ biến, trong đó nhiều nhất là mẫu AKM.

Một phần do thương hiệu sản phẩm dễ hấp dẫn khách hàng nên mẫu này thường có số lượng chế tạo lớn hơn.

Tất cả súng trường dựa trên thiết kế súng AK thường bị quy là AK - 47S ở miền tây, mặc dù đây chỉ là sửa đổi súng trường với 3 sản phẩm ban đầu đã được đưa ra sử dụng.

Ở đa số các quốc gia thuộc khối Đông Âu, hiểu biết về vũ khí đơn giản chỉ cần là "súng AK".

Vào năm 1978, Liên bang Xô Viết bắt đầu thay AK-47 và AKM của họ bằng súng trường thiết kế mới hơn: khẩu AK-74.

Loại súng trường mới này và đạn chỉ bắt đầu được xuất khẩu tại các quốc gia Đông Âu khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Sự kiện nghiêm trọng này đã làm chậm lại việc sản xuất các vũ khí này của các nước trong khối Liên Xô.

Hiện nay các biến thể AK mới đang được Nga tiếp tục phát triển và đưa vào trang bị

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-den-bat-ngo-cua-hon-2000-khau-ak-47-sau-khi-my-tich-thu-cua-iran-post572860.antd