Bê bối dùng ChatGPT làm luận văn: Làm cách nào để biết văn bản có được tạo bởi trí tuệ nhân tạo hay không?

Phần mềm ChatGPT chỉ mất 23 tiếng để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của một sinh viên đại học dấy lên lo ngại về gian lận thi cử khiến nhiều trường học phải tìm cách đối phó gấp.

Bê bối sinh viên ĐH Nga dùng ChatGPT viết xong luận văn tốt nghiệp chỉ sau 23 tiếng

ChatGPT giúp sinh viên hoàn thành bài luận chỉ trong 23 giờ đồng hồ

Mới đây, thông tin luận văn của một sinh viên tại Nga được viết bởi ứng dụng trang bị trí tuệ nhân tạo ChatGPT, phần mềm đang thu hút được sự chú ý nhờ khả năng tạo văn bản, đã khiến nhiều người vô cùng hoang mang.

Theo đó, chính sinh viên này thừa nhận chỉ cần 23 giờ đồng hồ, ChatGPT đã giúp sinh viên này hoàn thành bài luận tốt nghiệp và thậm chí bài luận này còn được thông qua. Trên Twitter cá nhân, sinh viên này cũng cho biết bài luận dù chỉ điểm tối thiểu do nhiều yếu tố nhưng việc này vẫn trở thành một đề tài nóng trên các diễn đàn mạng xã hội cũng như công nghệ.

Trang Tass cho hay, ngay sau khi thông tin này được đăng tải, dư luận Nga và Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) đã lập tức kêu gọi chính quyền cần hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT đối với các cơ sở giáo dục.

"Một cuộc kiểm tra bởi các chuyên gia và cộng đồng nghiên cứu RSUH đang được thực hiện" - cơ quan truyền thông của trường đại học nói trên cho hay.

Giờ đây, ngành giáo dục đang phải đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động khoa học và giáo dục. Các chuyên gia đến từ Nga và một số nước khác đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này và việc tìm ra giải pháp xứng đáng là nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng khoa học.

Trong các bình luận riêng, Đại học Nhân văn Quốc gia Nga tuyên bố sẽ thực hiện phân tích bổ sung về luận án, cả trong nội bộ và với sự tham gia của cộng đồng khoa học. Đồng thời, phó chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) về Khoa học và Giáo dục Đại học, Aleksandr Mazhuga, kêu gọi trường đại học không hủy bỏ luận án vì họ cho rằng bài thuyết trình đã được thông qua.

"Ý kiến của tôi là kết quả không thể bị hủy bỏ. Nhưng đây là một tín hiệu rất quan trọng đối với cộng đồng giáo dục của chúng tôi rằng chúng tôi cần tham gia cẩn thận vào quá trình viết luận văn của học sinh," Mazhuga nói.

ChatGPT là một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo văn bản giống với cuộc trò chuyện của con người. Nó có thể được sử dụng trong các ứng dụng như dịch vụ khách hàng để cung cấp câu trả lời nhanh chóng và chính xác cho các câu hỏi thường gặp.

Phần mềm này đã thu hút được sự chú ý ngày càng rộng rãi nhờ khả năng tạo văn bản của nó. Nhiều người cho rằng sức mạnh của ChatGPT có thể đủ lớn để khiến những người làm trong ngành giáo dục phải lo lắng.

Làm cách nào để biết văn bản bạn đang đọc có được tạo bởi trí tuệ nhân tạo hay không?

Vụ bê bối nổ ra sau khi sinh viên đó lên mạng xã hội Twitter để chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT trong việc viết luận văn tốt nghiệp (Ảnh: Getty Images)

Dưới đây là câu trả lời của Muhammad Abdul-Majid, Đại học British Columbia, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo: "Điểm yếu của ChatGPT là thu thập thông tin dựa trên dữ liệu lỗi thời, gần nhất là dữ liệu của năm 2021 hoặc 2022. Thông tin không được cập nhật như vậy có thể sẽ dẫn đến sai sót. Bên cạnh đó, nếu nhiều người hỏi cùng một câu hỏi trong ChatGPT, nó sẽ trả về câu trả lời gần như giống nhau cho mỗi người trong số họ".

Irene Suleiman, Giám đốc startup Hugging Face: "Không có giải pháp kỳ diệu nào để phát hiện dấu vết của trí tuệ nhân tạo. Rất khó để đưa ra kết luận chính xác đâu là giả hay do trí tuệ nhân tạo tạo ra".

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì bây giờ? Khi trí tuệ nhân tạo trở nên mạnh mẽ hơn, các chuyên gia cho rằng có lẽ đã đến lúc phải suy nghĩ lại về cách các trường học kiểm tra, cũng như các chính sách mà chính phủ nên theo đuổi để đảm bảo rằng công cụ này không được sử dụng để gây ra tác hại thực sự.

Ngoài ra, trong quá trình trả lời câu hỏi, ứng dụng này liên tục bị lỗi vì lý do quá tải. Do đó, đối với những trường hợp cần hỏi đáp kiến thức khẩn cấp thì thông tin sẽ không kịp thời. Hoặc những vấn đề cần độ chính xác cao như liên quan đến vấn đề sức khỏe thì sẽ nguy hiểm nếu thông tin không chính xác.

Vì vậy, tác động bất lợi của ChatGPT, cũng như lợi ích của ứng dụng này rất khó xác định.

Vậy làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng trí tuệ nhân tạo sẽ không hành động chống lại lợi ích của chúng ta? Để làm được điều này, chuyên gia Bret Weinstein khuyên nên sử dụng mô hình mà chỉ con người mới cho phép phát triển hệ thống máy học.

Những thời điểm khó thụ thai bạn nên biết

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/be-boi-dung-chatgpt-lam-luan-van-lam-cach-nao-de-biet-van-ban-co-duoc-tao-boi-tri-tue-nhan-tao-hay-khong-172230206111804554.htm