Bình yên bên ngoại

Nắng tháng năm như chảo lửa đổ vào không gian phố xá đông đúc. Giữa thời tiết oi nồng, những hàng xe chen chúc nhau, nhích từng chút một để kịp về nhà sau một ngày vất vả ở công sở. Tôi thường đứng ở ban công trên tầng cao lộng gió, nhìn về mênh mang phố xá, thèm chút gió lành của quê nhà. Ở đó, có hình ảnh bà ngoại cặm cụi bên giếng nước rêu xanh, có bước chân vội vã của đàn gà sau một ngày chui rúc, tắm táp trong bụi chuối.

Nhớ món cua đồng ngày nắng hạ

Bây giờ muốn ăn các món ngon từ cua đồng lúc nào cũng có, chỉ cần 'ới một cái' là có thể được phục vụ tận nhà, hoặc cũng có thể tự tay mở tủ lạnh với túi cua đồng đã được xay sẵn ra mà chế biến.

Hũ muối của ba

Hồi nhỏ tôi hay thắc mắc, tại sao mỗi dịp cúng kiếng người ta đều rải gạo, muối mà không phải là thứ khác. Trong mâm cúng hễ thiếu gạo, muối là không thành lễ. Gạo là hạt ngọc trời, mấy ngàn năm nay dân ta đều dùng nó. Riêng muối thì phải lấy nước từ vùng biển có độ mặn cao rồi phơi trầy trật mới cho ra thành phẩm.

Loại lá tưởng vô tác dụng lại thành rau đặc sản tới 60.000 đồng/kg, chữa đủ bệnh, chế biến đủ món ngon

Lá của cây ớt tưởng chẳng để làm gì giờ lại trở thành món rau đặc sản, có giá bán đắt không thể ngờ.

Hương vị quê nhà

Có một người trong mỗi lần xa quê đều rất nhớ thương hương vị quê nhà qua từng món ăn đậm đà, dân dã. Nỗi nhớ nhiều tới mức mà mỗi khi có dịp trở về, cô chỉ muốn chạy ngay về nhà để được ăn những món ăn quen thuộc đó. Những món mà khi ở xứ người, cô chỉ biết hít hà nhung nhớ.

Những người phụ nữ bất ngờ khi lần đầu tiên được nhận quà 8/3

Vừa dừng chiếc xe đạp cà tàng trên đường để nhặt cái chai bị vứt bên đường, bà Vũ Thị Trường (quê Xuân Trường, Nam Định) bất ngờ khi nhận được món quà 8/3 từ đoàn viên, thanh niên Báo Điện tử VOV. Hơn 30 năm nay làm nghề ve chai đây là lần đầu tiên bà nhận được món quà ý nghĩa như vậy.

'Con mua rau này tính nấu món gì? Nấu canh tập tàng hả? Vậy để Bảy hốt cho con nhúm lá bình bát dây nấu chung mát lắm mầy ơi!

Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Khi các nhà khoa học trồng rau dại

Rau sam, tầm bóp, thài lài, rau má dại, rau móp, lá bép... đang lần lượt được các nhà khoa học nghiên cứu, nhân giống và tìm cách trồng đại trà. Vẫn là bát canh rau tập tàng của một thời xa vắng, nhưng thay vì chỉ xuất hiện ở mâm cơm nhà nghèo, giờ nó trở thành đặc sản. Câu chuyện bảo tồn những thứ rau từng nuôi lớn bao nhiêu thế hệ người Việt đã bắt đầu từ hàng chục năm nay.

Về khu Ba, đi chợ tết

Đã nhiều năm nay, cứ vào dịp giáp tết, tôi lại về các chợ quê ở vùng Khu Ba (Phú Lộc). Ngày giáp tết, trong thời tiết se lạnh, không khí mua bán tấp nập, rộn ràng người mua, kẻ bán.

Mùa săn ruốc biển kiếm tiền triệu mỗi ngày, ngư dân hy vọng một cái Tết đủ đầy

Những ngày giáp Tết, nhiều vùng biển ở Khánh Hòa tấp nập cảnh thuyền cào ruốc biển, sản lượng ruốc các thuyền đưa vào bờ bao nhiêu được bán hết bấy nhiêu.

Vụ nghỉ học bất thường ở Trường Tiểu học Nguyễn Hiền: Nhiều em đã đi học trở lại

Ngày 17-1, đoàn kiểm tra gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), Công an TP Thủ Đức, Phòng GD-ĐT... đã tiếp tục kiểm tra sau sự việc một số học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền nghỉ học bất thường.

Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức báo cáo nhanh vụ việc nhiều học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền sốt, đau bụng

Trưa 17-1, Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức đã có báo cáo nhanh vụ việc liên quan đến nhiều học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (TP Thủ Đức) có biểu hiện sốt, đau bụng được phụ huynh phản ánh vào ngày 16-1.

Buổi sớm xôn xao ở ngôi chợ quê bên sông Cái Nhúc

Bà con buôn bán ở đây không chỉ là những người kinh doanh, mà họ còn là những đại diện của sự thân thiện và nhiệt huyết, tạo nên không khí tràn đầy sức sống, rất đặc trưng của lối sống miền Nam nồng thắm.

Thân thương màu áo lính

Tôi có một cơ duyên nào đó với tiếng kèn báo thức của quân đội. Khi trong suốt nhiều năm của cuộc đời, sống ở nhiều nơi khác nhau, tôi vẫn thường nghe tiếng kèn báo thức ấy vào mỗi sớm.

Thân thương nồi lẩu tập tàng trưa cuối tuần

Tạm bỏ qua những món lẩu đắt đỏ hay giá trị từ các thực phẩm cao cấp, nồi lẩu hôm nay chỉ đơn giản là các loại rau bình dị, đem nhúng trong nước dùng riêu cua thanh ngọt.

Mưa dầm, khoai xéo, cá khô...

Đôi khi, nhớ quá thời bé dại, lục tìm ký ức xưa, tôi gặp lại hình ảnh của mẹ, của chính tôi cùng những món ăn thuở cơ hàn ngày đông giá mà dậy lên niềm thương nhớ vô bờ...

Đặc sản của mẹ những mùa Đông xưa

Mẹ tôi vẫn thường nói vui, khoai xéo, cá khô là những 'đặc sản' của quê mình trong chuỗi ngày mưa dầm, gió bấc, nó lạ và ngon miệng không gì sánh bằng. Và tôi cũng không thể đếm nổi mình đã đi qua biết bao mùa Đông ấu thơ với những món ăn quen thuộc ấy trong bữa cơm của mẹ. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về nó, trong tôi vẫn hằn in một miền nhớ khôn nguôi...

Một lần 'dan díu' với món chuột đồng

Miền Tây mùa nước nổi, nước dâng cao khiến các loài sống dưới ruộng chạy lên cây, gò nổi hay các thửa đất cao tránh lụt. Trong số này, chuột đồng là cái tên đứng đầu danh sách, được chế biến nhiều món ăn vô cùng độc đáo.

Bông hoa thiên lý

Sáng sớm, tôi thường tranh thủ đi chợ trước khi đi làm. Cái chợ cóc nhỏ xíu xiu nhưng dường như rau củ, hoa quả gì cũng có. Ðặc biệt mấy loại rau củ mà tôi tưởng rằng chỉ ở quê mới gặp. Khi thì tôi bắt gặp dăm ba bó cọng súng non tươi. Loại này dùng để bóp nộm hay nấu canh chua thì ngon hết xẩy. Rồi những mớ rau dền cơm xanh tươi. Rau dền cơm dùng để nấu canh rau tập tàng hay luộc lên chấm mắm cá, mắm cáy ngon phải bàn. Lúc nữa tôi bắt gắp rổ rau sam phơn phớt hồng, cọng nào cọng nấy ú nu tưởng chừng như vừa mới hái ở vườn sau cơn mưa đêm qua…Và hôm nay tôi bắt gặp những bông hoa thiên lý.

Ký ức tháng Mười

Tôi nhớ như in, khi gió se se lạnh thổi về là tháng Mười cũng chạm ngõ quê nhà. Từ mấy ngày hôm trước, mẹ tận dụng nắng lớn mang chăn màn ra phơi cho khô chuẩn bị mùa lạnh bắt đầu. Buổi tối trước khi đi ngủ tôi đã thấy một tấm chăn mỏng mẹ để sẵn dưới góc giường từ khi nào. Mẹ sợ khi lạnh anh em tôi còn có cái để đắp.

Rộn ràng mùa nấm tràm, người dân băng rừng tìm hái từ tờ mờ sớm

Sau những cơn mưa đầu mùa, khi trời vừa hửng nắng cũng là lúc nấm keo (còn gọi nấm tràm) mọc rộ. Người dân một số nơi ở tỉnh Bình Định tất bật vào rừng hái, ít thì để dành ăn còn nhiều thì đem bán kiếm thêm thu nhập.

Giậu mồng tơi

Ngày tôi còn nhỏ, mẹ vẫn thường hái ít rau mọc trong vườn nhà để nấu canh, riêng giậu mồng tơi ở góc vườn thì do mẹ trồng, tự tay chăm bón. Mẹ bảo, mồng tơi dễ trồng, ăn lại ngon, chịu khó chút để khỏi lo bữa cơm nhà thiếu rau xanh. Giống mồng tơi mẹ trồng là mồng tơi trắng. Gọi 'trắng' để phân biệt với giống mồng tơi tía thường mọc hoang, thân và gân lá có màu tím đỏ.

6 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết Tự hào hàng Việt năm 2023

Theo ban tổ chức cuộc thi, những tác phẩm đoạt giải đã chuyển tải sâu sắc, rõ nét thông điệp yêu hàng Việt, tự hào về hàng Việt.

Thương nhớ canh 'tập tàng'

Có một món canh quê, rất quê mà người quê hoặc gốc quê luôn luôn nhớ, luôn luôn thích - cả người quê xưa và người quê nay.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân đối dinh dưỡng cho gia đình

Làm thế nào để có một chế độ ăn lành mạnh, cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm mang lại sức khỏe cho cả gia đình?

Thăm thẳm nỗi niềm trong 'Ngõ gió' của Lưu Hồng Vân

Nhân đọc tập thơ 'Ngõ gió' của Lưu Hồng Vân, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Thú vị chợ 'chồm hổm' Vị Thanh

Tôi vốn thích các loại chợ, từ 'chợ sang chảnh' kiểu siêu thị, mall, store trong Trung tâm thương mại, chợ online thời 4.0... cho đến chợ cóc, chợ phiên, chợ trời, chợ đồ cổ, đồ cũ, chợ nổi, chợ cạn... và cả chợ tình!

Thèn đen kho cá

Không hiểu sao cứ mỗi độ thu về, vào năm học mới tôi lại nhớ cây thèn đen ở quê nhà đến thế. Phải chăng vì cái áo trắng mẹ mua mặc lần đầu đi khai giảng bị rách. Hay vì mùi cá kho thèn đen còn thơm đến tận bây giờ. Chiều qua về quê, sáng nay xách làn đi bộ ra chợ, nghĩ đời người cứ như một giấc mơ: 'Tuổi thơ ơi tuổi thơ ơi/ Sao tôi gọi mãi mà người không thưa?'

Về Gò Công để 'Tháng 9 ăn rươi, tháng 10 ăn ruốc'

Ruốc có nơi gọi là tép biển vì hình dạng giống con tép đồng thu nhỏ, gọi là tép biển nhưng thân hình ruốc nhỏ như que tăm. Thức ăn của ruốc là các loại vi sinh vật phù du trong nước biển. Mình ruốc trong suốt, nhìn vào tưởng chẳng có tí thịt nào nhưng khi chế biến thành món ăn thì con ruốc biển cho hương vị rất đậm đà. Về Gò Công, tỉnh Tiền Giang vào mùa gió chướng sẽ dễ dàng cảm nhận thấy mùi vị của ruốc biển ở khắp nơi, nhất là các xã ven biển Tân Thành, Tân Điền.Mùa ruốc ở Gò Công thường bắt đầu khoảng tháng 5 đến tháng 10 (âm lịch), thanh niên có sức khỏe cường tráng kéo nhau ra biển 'đẩy ruốc'. Ruốc đẩy về được nhặt sạch rác, rửa sạch, vắt cho ráo nước được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.