Về Mộc Châu

Về Mộc Châu

Bảo tồn và phát huy âm nhạc các dân tộc

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Bởi vậy, nghệ thuật âm nhạc các dân tộc cũng vô cùng phong phú, nhiều màu sắc, với những loại hình và hình thức diễn tấu khác nhau và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần mỗi cộng đồng dân cư, thể hiện tâm tư tình cảm của con người trong cuộc sống.

Để cồng chiêng vang mãi

Bù Đăng, vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, là nơi sinh sống lâu đời của người S'tiêng và M'nông. Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S'tiêng và M'nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật trình diễn cồng chiêng là điển hình nhất. Việc bảo tồn nghệ thuật trình diễn cồng chiêng không chỉ phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.

Mùa hè ý nghĩa: Trải nghiệm thú vị ở bản Mường Xanh

Mùa Hè là thời điểm để học sinh được vui chơi nhưng đây cũng là lúc phụ huynh cảm thấy 'đau đầu' về việc cho con đi chơi ở đâu cho bổ ích...

Huyện Cao Phong thiết thực xây dựng đời sống văn hóa

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cao Phong cho biết: Huyện có dân số trên 4,7 vạn người, gồm 3 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm 72% dân số. Ngay sau khi Nghị quyết (NQ) số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ra đời đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, được nhân dân tích cực hưởng ứng.

Mùa hội lớn 'nhô lir bong'

Cuộc sống của người Cơ Ho Srê phía nam Tây Nguyên gắn liền với nghề trồng lúa nước, cho nên các dịp lễ, Tết của họ cũng theo quy luật mùa vụ. Khi mùa màng thu hoạch xong, lúa đã chuyển về kho, người Cơ Ho Srê tiến hành lễ hội lớn nhất trong năm 'nhô lir (lềr) bong' (mừng lúa mới). Đây được xem là 'Tết' truyền thống của người dân.

Nhớ sao bếp lửa nhà dài

Chỉ mới vài năm trở lại, cộng đồng người Mạ ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã đổi thay khá nhiều, bây giờ chỉ còn lơ thơ vài ngôi nhà dài và mỗi ngôi nhà cũng chỉ còn dăm ba bếp là cùng.

Tây Nguyên trong tôi

Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.

Ước mong mộc mạc của người Brâu ở Kon Tum trong Lễ cúng Trỉa lúa

Trước khi phần Lễ diễn ra, trong vòng 7 ngày, người dân trong làng phải ở nhà, không uống rượu, không ăn cay, không ăn thịt, không đi rẫy hay chặt phá cây rừng.

Độc đáo Lễ cúng Trỉa lúa của người Brâu ở tỉnh Kon Tum

Lễ cúng Trỉa lúa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa bội thu.

Qua mùa Pơ thi

Doen như trôi đi trong cõi người ma lẫn lộn. Doen tham lam đưa tay chạm vào tượng gỗ. Da tay bỏng rẫy như nhúng phải dầu sôi. Bầy chim ác đậu trên đầu tượng đưa cặp mắt hung dữ chòng chọc nhìn Doen. Doen thấy trên đỉnh đầu, hai hốc mắt, thấy mỗi nơi trên da thịt như bị những cặp mỏ nhọn hoắt chọc thủng, vỡ toang, máu ồ ạt chảy. Doen muốn kêu cứu, nhưng đôi mắt đen của Y Thông thờ ơ, dân làng thờ ơ, những pho tượng nhìn Doen thờ ơ như nhìn kẻ ác bị trừng trị.

75 ngày đấu trí tại Hội nghị Geneve năm 1954

Trải qua 75 ngày đấu trí cân não trên bàn đàm phán với các cường quốc, nền ngoại giao Việt Nam đã thành công vang dội với việc ký kết Hiệp định Geneve vào ngày 21/7/1954.

Ngày hội việc làm bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

Ngày 31/5, tại Công viên Trung tâm thị xã Hương Trà, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh TT-Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà tổ chức Ngày hội việc làm bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất - năm 2024.

160 nghệ nhân, VĐV tham gia giao lưu văn hóa, thể thao

Ngày 30/5, tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân khai mạc Chương trình giao lưu văn hóa, thể thao các DTTS năm 2024.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.

Khi người Bahnar về thế giới Atâu

Mây đen vần vũ, cây cối lặng như tờ báo trước một cơn mưa. Vừa đến đầu xã Ya Ma (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), tôi đã nghe tiếng cồng chiêng vang xa. Hỏi thăm một người dân trên đường thì biết đó là nhạc chiêng đưa tiễn người chết ở làng Tờ Nùng-Măng.

Tuổi trẻ Đắk Lắk đẩy mạnh hoạt động tình nguyện trong dịp hè

Sáng nay (26/5), tại huyện Krông Bông, Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè và ra quân chủ nhật xanh lần thứ II năm 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi. Đây là một trong 4 điểm cầu cấp Trung ương ra quân Chiến dịch với tuyến hoạt động tình nguyện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuổi trẻ Đắk Lắk ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ngày 26/5, tại huyện vùng sâu vùng xa Krông Bông, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024. Đây là một trong 4 điểm cầu cấp Trung ương ra quân chiến dịch với tuyến hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hơn 2 tỉ đồng nguồn lực hỗ trợ trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tỉnh Đắk Lắk

Tại lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 ở Đắk Lắk, Trung ương Đoàn trao tặng 10 bộ chiêng Kram và dự án sinh kế. Ngoài ra, Trung ương Đoàn cùng địa phương triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.

Xã Minh Quang (huyện Ba Vì): Nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Ngày 27-4 vừa qua, xã Minh Quang (huyện Ba Vì) tổ chức 'Ngày hội bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc'.

Nỗ lực trao truyền văn hóa truyền thống trong trường học

Không chỉ truyền dạy văn hóa dân tộc qua lớp cồng chiêng, các trường học tại huyện Kon Plông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại, khóa hướng về cội nguồn.

Đặc sắc múa cà đáo và đấu chiêng trong lễ hội Điện Trường Bà

Sáng ngày 23-5, tại miền núi huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra lễ khai mạc lễ hội Điện Trường Bà. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng đã có từ hàng trăm năm nay, được các thế hệ người dân địa phương gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay.

Bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo 2 di tích ở Phú Lương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo 2 di tích cấp tỉnh: đình Đồng Tâm, xã Tức Tranh và Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa huyện Phú Lương, ở xã Phủ Lý.

Đà Lạt ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch

Mô hình văn hóa cồng chiêng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trước nguy cơ bị mai một.

Chuyển biến tích cực ở vùng 'Trống đôi, cồng ba, chiêng năm'

Nằm ven quốc lộ 19C, xã Xuân Lãnh là cửa ngõ phía Đông Bắc huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên), tiếp giáp với xã Canh Hòa, huyện miền núi Vân Canh (Bình Định). Nơi đây là 'cái nôi' của nghệ thuật trình diễn 'Trống đôi, cồng ba, chiêng năm' của tỉnh Phú Yên, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016.

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người K'Ho, tộc người sinh sống lâu đời nhất ở TP Đà Lạt vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.

Đồng bào Cor mang họ Bác ở miền Tây Quảng Ngãi

Năm 1969, nghe tin Bác Hồ từ trần, đồng bào Cor ở phía Tây Quảng Ngãi đã về chiến khu Trà Lãnh dự lễ truy điệu do Huyện ủy Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức. Tại buổi lễ này, các già làng người Cor đã đề đạt nguyện vọng 'muốn mang họ Bác', thể hiện tấm lòng trung kiên với Ðảng, ghi nhớ công ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ.

Truyền dạy văn hóa truyền thống ở Kon Tum: Khơi dậy niềm đam mê

6 tháng qua, lớp dạy nghề truyền thống của dân tộc Jrai tại xã Ya Ly (huyện Sa Thầy, Kon Tum) luôn nhộn nhịp, rộn rã tiếng nói cười của các học viên.

Đồng bào Cơ Tu tái hiện lễ cúng thần núi tại huyện A Lưới

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và du lịch (VHTT&DL) các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV tại thị trấn A Lưới, mới đây đồng bào Cơ Tu đã tái hiện lại Lễ cúng thần núi.

Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hòa Bình là Di sản thứ tư của tỉnh Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động; góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình.

Cùng đồng bào Cơ Tu vui hội cúng thần Núi

Khi các nghi thức tại cúng tế cho thần núi, thần rừng, thần sông, suối đã trọn vẹn, đủ đầy, người dân Cơ Tu ở huyện vùng cao của Thừa Thiên Huế cùng hòa theo tiếng chiêng, nhịp trống, vũ điệu tung tung za zá...

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Nỗ lực 'giữ lửa' văn hóa truyền thống

Qua bao thế hệ, theo những thăng trầm của thời gian, mỗi miền đất trên đại ngàn Tây Nguyên đều trở thành những chiếc nôi ra đời và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc đại ngàn.

Nhà sàn dài của người Mạ

Xã hội truyền thống của người Mạ ở Lâm Đồng xem ngôi nhà sàn dài là yếu tố quan trọng trong đời sống, là nơi hình thành nên các giá trị văn hóa. Trong quá trình phát triển, nhà truyền thống của người Mạ có sự biến đổi để phù hợp với điều kiện sống từng giai đoạn.

Vũ điệu của cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoay ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa dân tộc của cả một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống.

Giữ gìn văn hóa dân tộc

Nhiều bạn trẻ là người dân tộc Hrê, ở huyện Ba Tơ không ngừng học hỏi, tìm hiểu văn hóa dân tộc mình. Từ đó, họ nỗ lực giữ gìn, đưa nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê đến với mọi người.

Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007. Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn các năm 2017, 2020.