Trường Sa thiêng liêng...

Trường Sa - hai tiếng gọi thiêng liêng, mỗi người con đất Việt đều mong ước sẽ có một lần được trải nghiệm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, được đặt chân lên mảnh đất thân thương của đất nước ở các đảo giữa biển khơi sóng gió…

Chuông chiều trên biển Trường Sa

Có một bức ảnh luôn thu hút mọi người vào những dịp triển lãm, bức ảnh tôi chụp đâu năm mới 2019, sư trụ trì chùa Trường Sa rạng rỡ, ân cần mừng tuổi em nhỏ đang được ẵm bồng trong vòng tay mẹ.

Vững chãi biên thùy

Tàu chạy với vận tốc trung bình khoảng 10 hải lý mỗi giờ, thời tiết thuận lợi, mà phải mất tới gần hai ngày tôi mới ra tới những đảo chìm như Cô Lin, Tốc Tan B, Núi Le A... thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Sức sống giữa trùng khơi

Trường Sa, tên gọi nghe quen thuộc và gần gũi. Giữa sóng gió trùng khơi, giữa nắng nóng nung người, đảo ngày một xanh hơn, đẹp hơn. Trong thanh âm thầm thì của biển cả, nghe ra, có cả tiếng chuông chùa, và lời hát tha thiết bay lên của tuổi đôi mươi...

Những cột mốc tâm linh ở Trường Sa

Trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa của nước ta có những cột mốc tâm linh, khẳng định chủ quyền biển đảo. Ngày xuân xin giới thiệu cùng bạn đọc những cột mốc tâm linh ấy để thêm hiểu về Trường Sa yêu dấu và cùng tự hào về một phần biển đảo quê hương.

Những ngôi chùa thiêng trên đảo Trường Sa

Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện có 9 ngôi chùa tại 9 đảo. Hàng năm, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đều đề cử chư Tăng luân phiên ra trụ trì theo hạn định. Tất cả chư Tăng ra nhận nhiệm vụ trụ trì của Giáo hội Phật giáo đều với tinh thần tự nguyện.

Trường Sa vọng tiếng chuông chùa

Chúng tôi, những người lần đầu được ra Trường Sa, không thể diễn tả hết tâm trạng bồn chồn, ngóng đợi để được đến với các hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió, nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Trong chuyến hải trình hơn 1.000 hải lý đầy ý nghĩa này, chúng tôi được chứng kiến biết bao điều kỳ diệu, từ những công trình kỳ vĩ là hiện thân cho khát vọng Việt Nam; ý chí vượt khó, sự gian khổ, vất vả, hiểm nguy mà lính đảo ngày đêm đối mặt giữa trùng khơi đến những điều bình dị, thân thương tưởng chừng như chỉ có ở đất liền.

Trường Sa vọng tiếng chuông chùa

Trường Sa giờ đây đã hiện hữu đầy đủ cảnh vật đất liền thân yêu. Lần đầu đặt chân đến Trường Sa trong tôi cứ ấn tượng mãi với bóng áo nâu sồng thấp thoáng nơi đầu sóng ngọn gió rồi tiếng chuông chùa ngân vang và tan loãng vào biển trời Tổ quốc.

Tổ quốc nơi đầu sóng - Bài 5

Trên chuyến hành trình ra các đảo phía Bắc quần đảo Trường Sa, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều cán bộ, sĩ quan đang công tác tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và được nghe nhiều câu chuyện thú vị về người lính đảo. Đặc biệt, chúng tôi được trò chuyện cùng Phó chỉ huy trưởng đảo Nam Yết là Trung tá Nguyễn Văn Thắng (SN 1971) khi anh theo tàu ra đảo. Những lúc uống trà với anh, chúng tôi may mắn được nghe nhiều về một Nam Yết anh hùng giữa trùng khơi sóng cả.

Phật sự nơi đầu sóng

Trên các hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) có 6 ngôi chùa tọa lạc. Đó là điểm tựa tinh thần cho quân, dân trên các đảo và ngư dân khai thác hải sản trong vùng, góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo của Tổ quốc.

Đặt bia tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma tại đảo Nam Yết, Trường Sa

Bia tưởng niệm được làm bằng chất liệu đá bazan nguyên khối, cao 2,2m, nặng 2,5 tấn. Mặt trước bia khắc đầy đủ họ tên, năm sinh, quê quán của 64 anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988.