Đóng góp ý kiến vào dự thảo đề án phát triển nông nghiệp huyện Thạch Thành

Chiều 23/5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự thảo đề án 'Thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp huyện Thạch Thành giai đoạn 2023-2030'.

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Chiều 14/5, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề 'Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp'. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát triển đàn bò thịt chất lượng cao

Là 1 trong những đối tượng con nuôi chủ lực trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa, ngành nông nghiệp cùng các địa phương có tiềm năng phát triển đàn bò thịt đã khuyến khích ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò an toàn sinh học, dự trữ thức ăn thô... Từ đó nâng cao chất lượng con nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

THANH HÓA: NHỮNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC SAU KHI SẮP XẾP ĐỀU PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHUNG CỦA CẢ NƯỚC

Kết quả giám sát cho thấy, hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau khi sắp xếp đã cơ bản phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung của cả nước về ĐVSNCL đến năm 2021, định hướng đến năm 2025 và 2030.

Kỳ vọng từ giống dứa nuôi cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao

Xác định dứa là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân một số địa phương trong tỉnh, do đó Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa) đã nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống dứa nuôi cấy mô (MD2), với kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị, sản lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất dứa hàng hóa cho bà con nông dân trong tỉnh.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô

Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng bằng giống keo lai nuôi cấy mô đang có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống như giâm hom, gieo hạt. Vì vậy, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng tiến bộ khoa học trong chọn lọc, lai tạo giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.

Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng tại xã Yên Khương

Hưởng ứng phong trào thi đua 'Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau', ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế phối hợp với Đoàn Thanh niên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Chi đoàn Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa tổ chức Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 tại xã Yên Khương (Lang Chánh).

Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại Thọ Xuân

Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, huyện Thọ Xuân đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt trong triển khai thực hiện và mang lại những kết quả khả quan.

Để công tác nghiên cứu, chọn tạo và duy trì giống cây trồng 'tương xứng' với tiềm năng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao. Đây chính là dư địa lớn để lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng phát triển. Tuy nhiên, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh mới chỉ cung ứng được một phần các loại giống, như: lúa, hoa, rau và các loại giống cây trồng khác cho nhu cầu sản xuất của người dân. Còn lại phần lớn giống phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác, thậm chí ở nước ngoài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra tình hình sản xuất tại các huyện Thọ Xuân và Lang Chánh

Ngày 19/2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại các huyện Thọ Xuân và Lang Chánh.

Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm giống cây trồng

Thanh Hóa là địa phương có dư địa lớn để phát triển nông nghiệp, có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực trồng trọt. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng, ngày càng nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao được chuyển giao vào thực tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiệu quả của ngành nông nghiệp.

Hội thảo đầu bờ mô hình trồng thương phẩm cây bơ Booth7, bơ 034

Ngày 10/1, tại HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh Xuân, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) và xã Tân Bình (Như Xuân), Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo đầu bờ 'Mô hình trồng thương phẩm giống bơ booth7, bơ 034' thuộc dự án 'Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây bơ Booth7, bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa' thuộc dự án cấp tỉnh, giai đoạn 2021-2024.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Nỗ lực thực hiện thành công mục tiêu của khâu đột phá về KHCN

Năm 2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của khâu đột phá về KHCN và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trọng tâm là nghiên cứu, khảo nghiệm, bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN, nhiệm vụ đặt hàng; hợp tác tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh dịch vụ...

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, chất lượng.

Phát triển sản phẩm khoa học công nghệ tại Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất giống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa (gọi tắt là công ty) luôn tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) để cho ra thị trường nhiều giống cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công nhận là giống quốc gia, được lưu hành thương mại hóa.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Sáng 21/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa'.

Tập trung phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa có giá trị cao

Sáng 8/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng Đề án 'Sưu tầm, bảo tồn và phát tiển bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030'.

Nữ kỹ sư nông nghiệp đam mê nghiên cứu khoa học

Đó là chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng phân tích và thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Với tinh thần nỗ lực sáng tạo, chị Lý hiện đang là 'ngọn lửa' truyền nhiệt huyết về tinh thần nghiên cứu sáng tạo, lao động giỏi cho các đồng nghiệp cùng phấn đấu, vươn lên, đóng góp vào sự phát triển của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Sắn được mùa, giá cao, bà con huyện nghèo thu trăm tỷ đồng

Với gần 3.000ha sắn, toàn huyện Mường Lát ước tính thu 100 tỷ đồng, hứa hẹn là một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào Mông.

Cây sắn ở vùng biên Mường Lát

Nếu như trước đây, cây sắn chỉ được trồng nhỏ lẻ, giá trị thấp thì nay nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân, cây sắn đã và đang hứa hẹn là một trong những loại cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo nơi vùng biên Mường Lát.

Người dân vùng biên phấn khởi vì sắn được mùa, giá cao

Với diện tích trồng sắn khoảng 3.000 ha, toàn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thu được hơn 100 tỷ đồng, một trong những hướng thoát nghèo bền vững của người dân.

Kết nối cung - cầu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn, cơ hội 'vàng' cho các doanh nghiệp

Triển lãm giới thiệu sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn là cơ hội 'vàng' để các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm.

Để Mường Lát vươn lên thoát nghèo bền vững

Là một huyện biên giới có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thế nhưng bằng quyết tâm chính trị cao, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ các giải pháp cũng như thực hiện nhiều chính sách dân tộc thiết thực, hiệu quả, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật - hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc. Vì vậy những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật có giá trị, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông, lâm, ngư nghiệp

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Nhằm khai thai tiềm năng, thế mạnh, những năm qua các ban, sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, viện, trường... đã triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm lợi thế của địa phương.

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa khai giảng năm học 2023-2024

Sáng 3-10, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024 và trao bằng tốt nghiệp năm 2023.

Tạo sinh kế, quyết tâm đưa Mường Lát thoát nghèo

Mường Lát muốn thoát nghèo bền vững phải tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phá bỏ thành trì trông chờ, ỷ lại để người dân vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và quê hương.

Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân huyện Mường Lát chính là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN); sớm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo. Phóng viên Báo Thanh Hóa có dịp trao đổi với các đồng chí: Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát; Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Cao Văn Long, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý; Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh xoay quanh chủ đề trên.

'Luồng gió mới' để Mường Lát thoát nghèo

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 11) đề ra, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 11 từ huyện đến cơ sở huyện Mường Lát đã tập trung triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự lan tỏa đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong tổ chức và thực hiện, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Đổi mới nhận thức và hành động để khoa học và công nghệ thực sự là khâu đột phá (Bài cuối): Đầu tư cho khoa học, công nghệ là đầu tư cho phát triển!

Khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được xác định là động lực, nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, là 'bệ đỡ' để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Chính vì lẽ đó, đầu tư cho KHCN là đầu tư cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Đánh giá được 16 loài và nhóm loài cây trồng lâm nghiệp tương đối phù hợp trên địa bàn huyện Mường Lát

Nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, từ tháng 3-2022, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện, các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ 'Xây dựng đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045'.

Bản đồ Thổ nhưỡng giúp khai phá huyện nghèo Mường Lát

Trong suốt một thời gian dài, Thanh Hóa đã đầu tư nhiều chính sách, nguồn vốn cho các vùng miền núi, nhất là Mường Lát để xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên các cây trồng, vật nuôi có vòng đời ngắn, không mang lại hiệu quả. Việc chuyển giao bản đồ Thổ nhưỡng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa để vùng biên này phát triển.

Phát huy tinh thần sáng tạo của người lao động xứ Thanh (Bài 1): Những trái tim khát khao cống hiến

Bằng nhiệt huyết và niềm đam mê sáng tạo, đông đảo đoàn viên, người lao động xứ Thanh đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, đưa ra các đề tài, ý tưởng, sáng kiến mới, áp dụng thành công trong sản xuất. Từ đó làm giàu tri thức, kỹ năng cho bản thân và mang lại giá trị lớn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang làm việc với đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chiều 12-7, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Cao Đức Phát, Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đến nghiên cứu thực địa về nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân tại Thanh Hóa.

Giải bài toán sinh kế cho đồng bào dân tộc huyện biên giới Mường Lát

Mường Lát là huyện biên giới của xứ Thanh, một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Nơi đây là mái nhà chung của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Mường, Kinh. Trong nhiều năm qua các cấp, ngành đã thực hiện nhiều chính sách, hỗ trợ để loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, chuyển biến trong tư tưởng người dân để xóa đói, giảm nghèo, nhưng vướng mắc vẫn nằm ở sinh kế.

Những 'ông chủ' đông trùng hạ thảo ở vùng biển

Họ là những thanh niên thế hệ 8X, 9X dám nghĩ, dám làm để viết lên những câu chuyện đẹp về khởi nghiệp với mô hình đông trùng hạ thảo (ĐTHT) ở hai huyện ven biển Hoằng Hóa, Nga Sơn, mang lại hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp để nông nghiệp địa phương từng bước chuyển mình theo hướng hiện đại.

Bác Hồ với đội ngũ trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao, coi trọng vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp cách mạng. Người nhấn mạnh: 'Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế'.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Sáng 16-5, hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (18-5), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: 'Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa'.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc thực hiện các công trình, dự án nằm ngoài tuyến đê biển huyện Hoằng Hóa

Chiều 8-5, các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo chủ chốt huyện Hoằng Hóa bàn biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các công trình, dự án nằm ngoài tuyến đê biển tại các xã Hoằng Thanh và Hoằng Phụ.

Ứng dụng khoa học vào trồng trọt

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt đã và đang mang lại những thay đổi tích cực trong phương pháp canh tác của nông dân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Nâng cấp, cải tạo Trạm nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản thống nhất với đề xuất liên quan đến đầu tư dự án Xây dựng bờ kè và nâng cấp, cải tạo Trạm nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa

Sáng 22-3, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Công đoàn viên chức tỉnh tọa đàm 'Phụ nữ Thanh Hóa thời đại mới'

Chiều 6-3, Công đoàn viên chức (CĐVC) tỉnh tổ chức tọa đàm 'Phụ nữ Thanh Hóa thời đại mới' chào mừng kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Thời gian qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Hiệu quả từ nghiên cứu, ứng dụng đến sản phẩm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn tới 2045, trong đó cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vai trò của các đơn vị quản lý, phát triển nông nghiệp là rất lớn, nhất là cơ quan nghiên cứu như Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Ký kết hợp tác giữa Trường CĐ Nông nghiệp Thanh Hóa với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và Liên minh HTX tỉnh

Ngày 16-2, tại Trường Cao đẳng (CĐ) Nông nghiệp Thanh Hóa, xã Dân Quyền (Triệu Sơn) đã tổ chức hội nghị ký kết hợp tác về liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao tiến bộ khoa học, tổ chức bồi dưỡng tập huấn, dạy nghề, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thành viên các HTX và người dân trên địa bàn tỉnh. Chương trình hợp tác được ký kết giữa Trường CĐ Nông nghiệp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và Liên Minh HTX tỉnh.

Tích cực thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng

Để chủ động nguồn giống tốt, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều loại giống cây trồng nhằm lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh để sản xuất trên diện rộng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại Hậu Lộc và Hoằng Hóa

Chiều 13-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại các huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa.