Nghề giáo - người chèo đò ngang

Người xưa từng nói: Nghề giáo là người chèo đò ngang, đưa khách qua sông, chuyến đò này nối tiếp chuyến đò kia, niềm vui và hạnh phúc vỡ òa sau một chuyến đò trọn vẹn. Người lính Cụ Hồ, thương binh Vương Khả Sơn tốt nghiệp khoa văn Đại học Vinh và anh đã chọn nghề giáo dạy môn văn, tại Trường THPT Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh – một thời là tọa độ lửa, nơi trận chiến của 10 cô gái TNXP Ngã Ba Đồng Lộc bất tử.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P55

Tôi viết lại kỷ niệm này như một sự tri ân đối với đồng đội. Và một điều quan trọng khác là bài học về sự gắn bó, sẵn sàng chia lửa cho nhau ở những thời khắc gian nan và ác liệt nhất của những trận đánh. Đó là yếu tố làm nên chiến thắng và tình đồng đội máu thịt.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P53

Ngày 24 tháng Tư. Chúng tôi được lệnh phục kích chặn đánh tàn quân của sư đoàn 22 ngụy tháo chạy từ Tây Nguyên về đây; bị bọn chỉ huy thúc ép hành quân nhằm giải tỏa căn cứ Lương Hòa đang bị ta bao vây. Căn cứ này án ngữ nhằm mục đích ngăn chặn hướng tiến công của một đơn vị thuộc Đoàn 232 đang tiến về Sài Gòn.(hết 52)

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P52

Chín giờ. Những tốp địch đầu tiên đã vượt qua trước mặt đại đội 2, đi vào đội hình phục kích của đại đội 3... Bùng...Oành! B40 phát hỏa, tiếp theo là khẩu 12,7 ly nhả đạn như mưa cắt ngang đội hình hành quân của 2 tiểu đoàn 'Thủy quân lục chiến' .

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P51

Trận ấy, Viện được đề nghị tặng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì. Sau giải phóng, năm 1976 cậu ta trở lại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1980, tình cờ tôi gặp Viện tại trường Đại học Sư phạm Vinh khi trên đường vào thành phố Hồ Chí Minh nhận công tác.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P49

Hôm đó, khoảng 9 giờ, sau khi pháo kích dữ dội và trực thăng quần thảo, bắn rốckét và đại liên xối xả xuống trận địa chúng tôi, bọn bộ binh mới mò vào. Các công sự tiền duyên nổ súng mãnh liệt tiêu diệt bọn lính gần nhất.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P48

Tôi nói đùa với mấy anh em cùng đi: 'Phải cảm ơn thằng lính đã ngủ quên dưới bụi tre. Nếu không thì một trong hai tình huống đã xảy ra, hoặc bị bắt sống hoặc đã 'nằm lại' vĩnh viễn trên Gò Nổi rồi'.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P47

Chiều ngày 12 tháng 7 năm 1974, từ cứ 'Trốn Lính' (vì cứ này có rất nhiều người đến tuổi quân dịch, không chịu đi lính cho ngụy quyền Sài Gòn mà cũng không dám tham gia cách mạng đã trốn ra đây, được gia đình chu cấp chờ ngày giải phóng để trở về), cách Gò Nổi chừng 1,5 km đường xuồng.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P44

Chúng tôi từng tham gia bảo vệ các đợt trao trả tù binh của hai phía như vậy từ sau Hiệp định Paris tại khu giải phóng thuộc địa bàn Đức Huệ. Tuy nhiên, ít khi phía chính quyền Sài Gòn chấp hành nghiêm chỉnh quy định.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P42

Đơn vị ngay sau đó tổ chức học tập gương chiến đấu dũng cảm của Định, đồng thời quyết tâm trả thù cho anh và các đồng chí khác hy sinh trong trận công đồn hôm đó.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P40

Trung đoàn hành quân ra chiến trường Quảng Đức. Còn chúng tôi sau đó lại vượt bưng Đức Huệ, trở lại Đức Hòa, Long An.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P39

Nhận nhiệm vụ nặng nề đó, chúng tôi cùng trinh sát đặc công mất nhiều thời gian ban đêm bò vào điều nghiên, thăm dò nhằm tìm ra phương án tác chiến khả thi nhất để nhổ bốt An Sơn.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P38

Trong tiểu đội, tôi và Nguyễn Viết Kỷ được má Sáu yêu quý nhất. Nhà má nghèo nhưng má thương tụi tôi lắm. Má có người con gái út (Út Lan) năm đó mới chừng 17 tuổi (chúng tôi thường gọi cô Út). Má biểu: 'Nó ưng thằng nào thì ngày thống nhứt, tao cho không hà!'.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P37

Sau một quá trình điều nghiên, chọn lựa mục tiêu, tiểu đoàn quyết định giao cho chúng tôi tập kích bằng hỏa lực vào bốt Rạch Nhum.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P36

Khoảng 16 giờ 30. Bỗng nghe mấy tiếng nổ lớn tiếp theo là tiếng súng AR15, tiếng lựu đạn, phóng lựu M79 dồn dập khoảng hơn 20 phút từ hướng bưng Đức Huệ dội lại. Linh cảm mách bảo chúng tôi, các đồng chí ấy đã bị địch phục kích! Không một tiếng súng AK đáp trả. Chúng tôi nhìn nhau và đều hiểu: 'Thế là hết!'.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P35

Trở ra bưng Tân Phú, sau đó rút về Hội Đồng Sầm, Mỹ Thạnh Đông bên kia sông Vàm Cỏ. Nơi đây là căn cứ để chúng tôi tiếp tục, củng cố lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P34

Cuối năm 1976, Ân được phục viên. Một thời gian sau khi về địa phương, Ân được tín nhiệm làm trưởng công an xã. Được biết cậu ta cũng 'oách' và được việc lắm. Tuy nhiên hay lên mặt, cửa quyền, làm khó dễ dân.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P33

Ngày 01 tháng 2 năm 1973, đại đội 2 - D8 chúng tôi chuyển đến ấp 4 Tân Phú. Trận đánh hôm ấy, tôi và Nguyễn Xuân Ân - quê Xuân Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh), nhập ngũ cùng ngày với tôi - bị thương bởi sự cố ĐKZ khi đang huấn luyện ở Quảng Bình hồi tháng 10/1971 mà tôi đã thuật lại ở phần 'Về Trung đoàn' (vì lý do tế nhị nên tôi không nêu tên thật), ngồi cùng một công sự.

Ký ức chiến tranh: Vào trận -P32

Đêm 26-1-1973, đơn vị chúng tôi nhận lệnh đứng chân giành dân, giữ đất ở Tân Phú (địa bàn quen thuộc vốn trước đây đã tác chiến). Do ảo tưởng và chủ quan, tin vào việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định của chính quyền và quân đội Sài Gòn nên chúng tôi gần như không chuẩn bị phương án tác chiến. Thậm chí nhiều đơn vị không đào công sự chiến đấu.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P31

Ít ngày sau, chúng tôi được lệnh quay về địa bàn Tân Phú. Lúc này đã gần đến Tết Nguyên đán Quý Sửu (1973). Tất cả đơn vị được quán triệt về tình hình Hội nghị Paris để thấy được thế và lực cũng như tương quan lực lượng của ta và địch trên chiến trường.

Ký ức chiến tran: Vào trận - P30

Lực lượng của Trung đoàn sau trận ấy còn lại rất mỏng. Đơn vị được bổ sung tân binh của các tỉnh từ Thanh Hóa, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Hải Phòng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Thái Bình... bù vào chỗ thiếu hụt qua trận Công Pông Tra Bec...

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P28

Sau trận thi hành bản án tiêu diệt tên ác ôn Sáu Đởm, chúng tôi chia tay với ông Năm Châu, Sáu Luật và anh chị em du kích cùng với mảnh đất An Ninh, Lộc Giang, Tân Phú, Hòa Khánh đầy ắp kỷ niệm. Họ ở lại bám dân, bám đất tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P26

Ở An Thuận một thời gian, ba chúng tôi, trong đó có Kỷ và anh Cường, chính trị viên phó đại đội (quê Diễn Châu - Nghệ An sau này trong chiến dịch bảo vệ Hiệp định Paris năm 1973, Cường đã hy sinh. Hôm đó, Kỷ, Tý và Cường chung một công sự.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P25

Lúc này khoảng 10 giờ 30. Có tiếng máy bay. Tôi nghĩ nhanh, 'Thế là ăn bom rồi!' Thò đầu ra khỏi hầm nhìn lên, tôi thấy bốn chiếc A37 rầm rộ lao tới đảo mấy vòng rồi bổ nhào theo trái khói chỉ điểm của chiếc trinh sát L19 vẫn dõi theo chúng tôi từ sáng sớm. Tiếng bom rít, xé không khí như xé lụa.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P24

Hôm ấy, lợi dụng nước ròng, địch tắt máy, thả trôi tàu theo dòng nước đang xuống nên chúng tôi không nghe được tiếng máy tàu. Vi chờ đợi lâu ngày, đâm ra chủ quan nên bị động. Nếu không mất cảnh giác, trực sẵn sàng chiến đấu thì ba chiếc tàu hôm đó đã bị nhận chìm trên sông Vàm Cỏ Đông rồi!

Ký ức chiến tranh: Vào trận -P23

Lúc này, anh Nguyễn Trọng Cầu (người mà tôi đã kể về việc bị kỷ luật do sự cố ĐKZ ở Quảng Bình hồi tháng 10/1971) được điều về làm chính trị viên đại đội tôi. Anh Nguyễn Tiến Đắc (Gia Lương, Hà Bắc) làm đại đội trưởng. Anh Đắc và anh Cầu là những người người giới thiệu kết nạp Đảng cho tôi vào tháng 7 - 1973 sau này. Anh Đắc nay là thượng tá, nghỉ hưu tại quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P22

Tôi làm y tá ở D bộ (D8) một thời gian ngắn với anh Điểm (quê Hải Hưng), y sỹ tiểu đoàn. Anh vốn được đào tạo cơ bản từ miền Bắc. Tôi được anh ân cần chỉ bảo. Bởi anh là một người rất tận tụy với công việc, sống giản dị, nhân ái và hết mực thương yêu tôi.

Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P21

Sáng hôm sau, chúng tôi chia tay nhau để trở lại chiến trường, bổ sung về các đơn vị mới. Tôi vĩnh viễn xa cô gái Khơ me xinh đẹp, dịu dàng kia từ đấy. Không rõ sau đó, số phận đưa em đến đâu?

Ký ức chiến tranh: Vào trận - Chúng tôi trở lại Ba Thu - P 20

Ở Ba Thu, bất ngờ tôi được điều đi học một lớp y tá ngắn hạn do quân y Trung đoàn mở. Tôi rời đơn vị khi tiếng súng mặt trận đang rền vang. Mấy ngày sau khi tôi đi, các tiểu đoàn 9 và 7 tiếp tục chuyển hướng xuống Kiến Tường, sau khi đã bổ sung quân.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P19

Công sự chiến đấu của chúng tôi hình chữ Z. Một người cửa trước, một người cửa sau. Khi pháo binh hoặc không quân địch phản kích thì chui xuống công sự. Nếu địch lọt vào trận địa như hôm ở vườn nhà má Tám bên An Thuận thì tổ chức tác chiến ngay theo phương án. Dưới hầm, có sẵn một can nước lã 5 lít để uống cả ngày. Cơm trưa, nuôi quân nắm từ sáng mang theo khi vào trận (bấy giờ không có lương khô).

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P18

Ra 'cứ', tôi mới có dịp soi lại mặt mình qua mặt nước hố bom. Chỉ mới hơn một tuần đánh nhau mà không nhận ra mình nữa. Hai mắt thụt sâu, thâm quầng. Má hõm vào, râu ria mọc dài ra, lởm chởm. Mặt nám đen vì khói bom đạn.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P17

Pháo và bom tiếp tục dội xuống. Bây giờ thì pháo đã chuyển làn đúng vào trận địa cối chúng tôi. Anh Khang (Nam Đàn, Nghệ An), khẩu đội trưởng trúng pháo hy sinh ngay trong loạt đạn đầu. Lê Văn Dung ở khẩu đội 2 (Quỳnh Lưu, Nghệ An) to cao, đẹp trai, da trắng và thường bẽn lẽn như con gái, nhưng hát hay, thổi sáo rất điệu nghệ (anh thổi bài Anh vẫn hành quân y hệt tiếng sáo Đinh Thìn) bị một mảnh pháo găm đúng vào tim.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P16

Sáng 19-5, địch nống ra càn sớm. Các đại đội bộ binh của tiểu đoàn 9 chạm súng với địch. Vẫn công thức cũ, chúng lui ra gọi pháo và bom. Chúng tôi lại gồng mình lên đội bom, pháo suốt một ngày ròng rã. Biết rõ sự lợi hại của hỏa lực cối 82, chúng tìm cách tiêu diệt.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P15

Ở khẩu đội bên kia, anh Tam (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), anh Hoàng Xuân Tài (Thanh Lộc, Can Lộc) anh Võ Nhâm (Song Lộc, Can Lộc) đều hy sinh vì quả bom ấy. Thương tâm nhất là Tài và Nhâm cả hai đều chết không toàn thây. Nhâm thì bị bom hất tung lên rồi ném ra giữa ruộng, ngực và bụng anh bị phá nát.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P14

Trận tao ngộ chiến năm ấy đã đi vào lịch sử, nhưng dư âm về nó thì mãi mãi còn trong tâm thức của chúng tôi như mới ngày hôm qua. Có thể nói, đó là một tình huống cực kỳ hy hữu. Sau này chúng tôi thường gọi đùa là trận 'Bắt tay với sư đoàn 25 - Tia chớp Nhiệt đới'.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P13

Đang mơ màng, tôi choàng mở mắt vì bỗng nghe tiếng phành phạch của trực thăng, rồi nhiều loạt AR15 cùng tiếng lựu đạn và M79 dội lại… Mặt trời đã lên cao, chói chang. Bọn địch đã nống (càn, phát triển) ra giải tỏa. Chúng đang lục soát để tảo thanh.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P12

Đêm ấy (4-5-1972), chúng tôi di chuyển trận địa. Cũng tại địa bàn Gò Nổi nhưng triển khai ở một hướng khác. Theo nhận định của tham mưu Tiểu đoàn rất có thể ngày mai địch sẽ theo hướng đó càn vào hòng chọc thủng phòng tuyến của ta.

Ký ức chiến tranh: Vào trận - P11

Trước đó, khi vào trận, một số anh em của đơn vị bạn (đặc công 429) đã đào sẵn một dãy dài 14 cái huyệt ngay cạnh trận địa chúng tôi. Sau khi bị lộ, đánh không dứt điểm, hy sinh nhiều, họ đưa các anh em hy sinh ra mai táng tại đấy nhưng không đủ huyệt; số còn lại phải đưa ra 'cứ' ngoài bưng mới chuyển đi nơi khác chôn cất được.

Ký ức chiến tranh: Chương III - Vào trận - P10

Tôi tham gia trận đánh đầu tiên vào ngày 03-5-1972. Hôm ấy, một đêm tối trời, chúng tôi được lệnh phối hợp với một đơn vị của đoàn Đặc công 429 để tiến đánh căn cứ Lộc Giang (Đức Hòa - Long An). Đây là căn cứ nằm án ngữ phía Tây bắc tiểu khu Hậu Nghĩa (Khiêm Cương).

Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P9

Nhưng rồi tôi cũng không có thời gian để mà buồn nữa. Đại đội nhận lệnh gấp rút bổ sung quân số,vũ khí, đạn dược để chuẩn bị xuống chiến trường. Không khí thật hối hả, khẩn trương.

Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P8

Thời gian này tôi học được khá nhiều tiếng Miên (Khơme) nên sau này, khi đơn vị có dịp trở lại Campuchia, tôi giao tiếp bằng tiếng Miên với dân khá sõi. Sau Tết cổ truyền Chôn Thơ Năm Thơ Mây, chúng tôi được chuyển về đoàn thu dung của Trung đoàn, chờ ngày bàn giao lại cho các đơn vị chiến đấu.

Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P7

5 giờ 30 sáng, tất cả phải ăn xong, thu dọn, ngụy trang kín đáo và chuẩn bị xong công sự trú ẩn dã chiến. Bên cạnh bụi tre nơi chúng tôi trú quân, một hố bom lớn, nước đục nhờ.

Căng thẳng Nga - Ukraine: Hàng hóa liên vận bằng đường sắt đi châu Âu có bị ảnh hưởng?

Liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine ảnh hưởng đến vận tải liên vận bằng đường sắt sang châu Âu như thế nào, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vương Khả Sơn, Trưởng Ban vận tải - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, hàng hóa liên vận đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và châu Âu theo lộ trình qua Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan để sang Đức và các nước Tây Âu có khả năng bị ảnh hưởng nếu đường sắt Ba Lan dừng vận chuyển qua biên giới với đường sắt Belarus.

Văn nghệ sỹ cựu chiến binh Hà Tĩnh gặp mặt truyền thống

Nhân kỷ niệm 30 ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2019), gần 60 cựu chiến binh là văn nghệ sỹ đã có cuộc gặp mặt, giao lưu thân mật do Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh tổ chức sáng 6/12.

Nghệ An phát động chương trình 'Hành trình theo chân Bác' và công bố chính sách kích cầu du lịch

Chương trình du lịch 'Hành trình theo chân Bác' sẽ lấy hình ảnh các khu di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh làm hạt nhân trung tâm. Đây là một điểm nhấn trong mùa thấp điểm của du lịch Nghệ An.