Nỗi niềm sân khấu

Trong khi các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh… đang nở rộ những tài năng trẻ thì sân khấu truyền thống lại đối mặt với bài toán khủng hoảng lực lượng thế hệ kế cận.

Bài 1: Nỗi lo thiếu diễn viên trẻ tài năng

Năm 2010, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) từng tổ chức giám sát về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ được đưa ra và cũng đã ít nhiều được cải thiện. Tuy nhiên, sau hơn chục năm, vẫn là những vấn đề đó đang cản trở sự phát triển của các bộ môn 'học nghề rất dài, làm nghề rất ngắn' này.

Vẫn loay hoay với bài toán nhân lực trong nhiều loại hình nghệ thuật

Nghệ thuật biểu diễn được xác định là một trong những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm trong phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, đến nay, đây cũng là lĩnh vực có nhiều vấn đề bất cập, nhất là về nguồn nhân lực sáng tạo trong nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống.

Sau cánh màn nhung

Tôi từng ngỡ các nghệ sĩ có ê-kíp hóa trang hỗ trợ trước mỗi đêm diễn. Mãi sau này tôi mới biết, không có ê-kíp nào cả, mỗi nghệ sĩ phải tự hóa trang cho mình.

Múa rối nước Phương Nam tăng suất diễn

Sân khấu múa rối nước thuộc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử TP HCM cho biết sẽ tăng suất diễn, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khán giả và du khách đến TP HCM.

Chỉ mong được biểu diễn...

Không có rạp, hoạt động biểu diễn chủ yếu theo mùa vụ và cũng ngày càng ít… Với các nghệ sĩ cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, họ đang cần có nhiều cơ hội biểu diễn hơn, trước hết là để giữ nghề.

Đổi mới cải lương – Hành trình vẫn chưa dừng lại…

Lịch sử hơn 100 năm của nghệ thuật cải lương đã chứng kiến nhiều nỗ lực tìm tòi, cách tân để đáp ứng nhu cầu của thời cuộc. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, những nỗ lực đó vẫn chưa bao giờ dừng lại...

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lần đầu tiên, Long An có tập thể và cá nhân nhận giải thưởng Đào Tấn - giải thưởng tôn vinh các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn học, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giao lưu hội nhập của đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc.

'Bảo tàng' trên không gian mạng về các tác phẩm được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vừa được trao là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước cho những nỗ lực, tâm huyết của các tác giả. Nếu có trang web riêng thì công chúng dễ dàng tra cứu, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm được trao giải ở các giải thưởng cao quý này.

Khi nghệ thuật truyền thống bắt tay cùng du lịch

Kết hợp nghệ thuật truyền thống vào hoạt động du lịch, lữ hành đã được thực hiện từ nhiều năm nay và đang được nhân rộng phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước. Không thể phủ nhận nhờ có nghệ thuật truyền thống đặc sắc đã biến từng tour du lịch thành những điểm nhấn đặc biệt, trở nên hấp dẫn, mới mẻ hơn, kéo theo lượng khách đổ về đông hơn.

Nghệ sỹ cải lương Minh Hải: Tự hào khi hai cha con cùng vào vai Bác

Với Minh Hải, vai diễn để lại nhiều cảm xúc và cũng nhiều áp lực nhất là Nguyễn Tất Thành trong vở cải lương 'Nợ nước non.' Đặc biệt hơn cả là con trai anh cũng góp mặt với vai Nguyễn Sinh Cung.

Xúc động với vở diễn 'Nợ nước non'

Tối 18/4 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam ra mắt công chúng tỉnh nhà vở diễn 'Nước non vạn dặm', với phần 1 có tên gọi 'Nợ nước non'.

Công diễn vở 'Nợ nước non' tại Bình Thuận

Tối nay, 18/4 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Nhà hát Cải lương Việt Nam ra mắt công chúng tỉnh nhà vở diễn 'Nước non vạn dặm', với phần 1 có tên gọi 'Nợ nước non'. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và 112 năm ngày Bác vượt trùng khơi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2023) và 48 năm giải phóng quê hương Phan Thiết – Bình Thuận, hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2023 'Bình Thuận – Hội tụ xanh'.

Công diễn vở kịch 'Mê Đê' phiên bản cải lương

Sau 45 ngày luyện tập, Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa công diễn vở 'Mê Đê' được dàn dựng theo ngôn ngữ cải lương nội dung nói về bi kịch người phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

Kết hợp Đông - Tây để thu hút khán giả trẻ

Lần đầu tiên, vở bi kịch nổi tiếng thế giới của Ơ-ri-pít (Euripides) – 'Mê-Đê' được Nhà hát Cải lương Việt Nam đưa lên sân khấu. Việc dàn dựng một tác phẩm bi kịch cổ điển Hy Lạp, nổi tiếng thế giới hàng ngàn năm qua lại được gửi gắm nhiều kỳ vọng trong việc đưa nghệ thuật sân khấu Cải lương đến với đông đảo khán giả hiện nay hơn, đặc biệt là khán giả trẻ.

Bi kịch của sự phản bội và lòng tham lên sân khấu Cải lương

Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa công diễn vở 'Mê-Đê' làm nổi bật bi kịch người phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

Lần đầu tiên tác phẩm kinh điển Mê - Đê được chuyển dàn dựng trên sân khấu cải lương

Lần đầu tiên, tác phẩm kinh kịch kinh điển thế giới Mê- Đê dưới định dạng nghệ thuật cải lương đã ra mắt khán giả vào tối 11/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Công diễn kịch kinh điển Mê Đê phiên bản cải lương

Kinhtedothi – Tối 11/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, vở kịch Mê Đê phiên bản cải lương được công diễn. Đây là tác phẩm được đầu tư, dàn dựng kỹ lưỡng, mở màn cho một năm nhiều hy vọng của Nhà hát Cải lương Việt Nam.

Kịch cổ điển 'Mê đê' ủng hộ đoàn thể thao người khuyết tật

Từ ngày 29-5 đến 9-6, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 tại Campuchia.

Thác Vằng Áng - Điểm du lịch sinh thái tiềm năng, hấp dẫn

Thác Vằng Áng, thôn Thủy Điện, xã Vi Hương (Bạch Thông, Bắc Kạn) là địa điểm quen thuộc được nhiều người dân trong và ngoài huyện đến tham quan, tắm mát đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức hay vào các ngày nghỉ cuối tuần.

Tại sao NSƯT Vũ Linh được gọi là ông hoàng cải lương tuồng cổ?

Trong sân khấu cải lương, đã có nhiều nghệ sĩ vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp và được khán giả đặt với những danh xưng đã trở thành huyền thoại như 'Hoàng đế đĩa nhựa' Tấn Tài, 'Sầu nữ - Đệ nhất đào thương' Út Bạch Lan, 'Vua vọng cổ' Út Trà Ôn, 'Cải lương chi bảo' – NSND Bạch Tuyết. Riêng với NSƯT Vũ Linh được tôn vinh là 'Ông hoàng cải lương tuồng cổ'.

Cháu gái NSƯT Vũ Linh hai mắt đỏ hoe, nghẹn ngào kể về những ngày cuối đời của cậu ruột

Cháu gái NSƯT Vũ Linh hai mắt đỏ hoe, không giấu nổi xúc động khi được mọi người hỏi về cố nghệ sĩ.

Đám tang NSƯT Vũ Linh: Người đầu bạc khóc tiễn kẻ đầu xanh

Nhiều khán giả lớn tuổi cũng nhanh chóng có mặt từ sớm để tiễn đưa NSUT Vũ Linh về nơi 'chín suối'.

Nghệ sĩ Vũ Luân nói gì về tin đồn là 'con rơi' của NSƯT Vũ Linh

Vũ Luân đã bất ngờ chia sẻ cảm xúc xoay quanh tin đồn nam nghệ sĩ là 'con rơi' của NSƯT Vũ Linh.

Ngày đầu đám tang NSƯT Vũ Linh: Đồng nghiệp xót xa tiễn đưa, vĩnh biệt nghệ sĩ tài năng

Sự ra đi của NSƯT Vũ Linh để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho làng nghệ thuật nước nhà.

Hướng đến tác phẩm sân khấu đỉnh cao

Năm 2023, sân khấu TP HCM sẽ đầu tư cho 2 tác phẩm sân khấu chất lượng cao do Nhà hát Trần Hữu Trang thực hiện

Họp mặt mừng công thành tích tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021

Chiều 16/02, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An tổ chức họp mặt mừng công thành tích tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2021. Đến dự có Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hoàng Đình Cán cùng nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.

Mở rộng các dự án sân khấu thử nghiệm

Năm 2022, sàn diễn cả nước khép lại với rất nhiều liên hoan dành cho nhiều loại hình, trong đó giới chuyên môn đặc biệt chú ý đến Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V - 2022.

Thạc sĩ, tác giả Lê Thế Song: Yêu nghề, nghề không phụ

Trong khi đội ngũ tác giả viết cho sân khấu Chèo đang bị lo lắng là thiếu lớp kế cận, tác giả Lê Thế Song vẫn là một trong số ít những người đắm đuối với Chèo. Có lẽ, 'yêu nghề, nghề không phụ' nên anh liên tục gặt hái nhiều thành công qua các giải thưởng và cũng là một trong những cặp đôi được tin tưởng giao viết kịch bản, tổng đạo diễn nhiều sự kiện, lễ hội nhiều năm gần đây.

18 tác giả, 20 tác phẩm đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Thông lần thứ VI năm 2022

Chiều 27/12, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Nguyễn Thông lần thứ VI năm 2022. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Nguyễn Thanh Hải; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Hoàng Đình Cán; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa.

Cải lương vẫn còn sức sống

Liên hoan Cải lương (LHCL) toàn quốc là một sân chơi quen thuộc của những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trên toàn quốc. Khi liên hoan được tổ chức tại Long An, chúng tôi mới có dịp được cảm nhận rõ sức sống của cải lương vẫn còn nguyên vẹn, mạnh mẽ và chưa bao giờ dứt.

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc

Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc diễn ra từ ngày 5 đến 20-11 tại tỉnh Long An, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã xuất sắc giành Huy chương Vàng cho vở diễn 'Điều còn lại'.

Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc: Sự trở lại đáng mừng sau 4 năm

Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc được kỳ vọng là dịp chấn hưng loại hình biểu diễn cổ truyền, khích lệ tinh thần những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.

Vở Cải lương kể huyền tích về vua Lý Công Uẩn

Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa ra mắt vở diễn 'Huyền thoại gò Rồng Ấp' dựa trên những huyền tích dân gian về vua Lý Công Uẩn – vị hoàng đế khai quốc của triều Lý, một trong những triều đại phong kiến phát triển rực rỡ của lịch sử Việt Nam.

Huyền thoại gò Rồng ấp

Vở cải lương 'Huyền thoại gò Rồng ấp' xây dựng hình tượng Lý Công Uẩn, vị hoàng đế khai quốc của triều Lý, cũng là vị hoàng đế quyết đoán dời đô từ Hoa Lư ra Đại La - Thăng Long, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam.