Thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở 5 địa phương

Chiều 2/5 tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở 5 địa phương với tổng diện tích khoảng 250ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp và làm liên tục trong 3 vụ hè thu, thu đông 2024 và đông xuân 2025 – 2026.

Cần có cơ chế, chính sách trong liên kết tiêu thụ lúa

Trong những năm qua, tình hình liên kết tiêu thụ lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tương đối thuận lợi. Minh chứng là diện tích sản xuất lúa có liên kết tiêu thụ tăng qua từng năm, dao động từ 24.495 - 61.973ha (năm 2019 - 2023), có 65 công ty, doanh nghiệp và thương lái tham gia liên kết tiêu thụ lúa. Tính riêng trong năm 2023, đã có 61.973ha được liên kết tiêu thụ, trong đó diện tích lúa được công ty, doanh nghiệp liên kết thu mua là 13.805ha, diện tích còn lại được các nhà máy, thương lái, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh liên kết thu mua.

Hiệu quả lớn từ chương trình 'Góp một cây để có rừng' do VARS khởi xướng

Trong 3 năm qua, Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam đã cùng với chính quyền các huyện ở Quảng Trị và Quảng Bình trồng được hơn 521ha rừng, tương đương với 617.102 cây giống bản địa như: Lim, dổi, huỷnh, vàng tâm, re, lát, xoan…

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Xây dựng vùng chuyên canh 72.000 ha

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch trong năm 2024-2025 sẽ xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao trên diện tích 38.500 ha và từ năm 2025 đến 2030 sẽ mở rộng thêm khoảng 33.500 ha để đạt tổng diện tích 72.000 ha.

Khảo sát tình hình sản xuất lúa Đông - Xuân muộn

Ngày 1/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát lúa Đông - Xuân muộn và nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật. Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Long Phú, Trần Đề.

Dự án VnSAT góp phần tăng thu nhập của nông dân trồng lúa

Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng) được Ngân hàng Thế giới tài trợ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án năm 2016 - 2022 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua 7 năm triển khai thực hiện, dự án đã tác động tích cực đến quá trình canh tác lúa của nông dân trong vùng dự án. Thông qua các lớp tập huấn canh tác lúa tiên tiến, nông dân đã chuyển đổi từ việc trồng lúa theo phương thức truyền thống sang trồng lúa áp dụng quy trình kỹ thuật '3 giảm, 3 tăng', '1 phải, 5 giảm' (giảm giống, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước, giảm thất thoát sau thu hoạch), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong canh tác lúa.

Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đạt thành quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 27/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng đã quán triệt, triển khai kịp thời đến tất cả đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành các văn bản có liên quan về chuyển đổi số...