Trải nghiệm Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời tiết tại Đắk Lắk đang mùa cao điểm nắng nóng, các điểm du lịch sinh thái cộng đồng, thác nước... là những địa điểm nhiều du khách đã tìm về để tận hưởng không khí mát mẻ, khám phá không gian văn hóa, phong tục tập quán, thưởng thức ẩm thực bản địa đậm chất Tây Nguyên.

Khi buôn làng trở thành điểm du lịch

Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã có sự phát triển tích cực, nhiều buôn làng đã và đang trở thành điểm nhấn về du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm.

Mỗi tấm thổ cẩm của người Ê Đê là một câu chuyện kể

Đối với người Ê Đê ở Đắk Lắk, mỗi tấm thổ cẩm được dệt ra, ngoài ẩn chứa giá trị của sức lao động còn mang một ý nghĩa, một câu chuyện.

Buôn làng có thêm thu nhập nhờ biết làm du lịch

Dịp Tết, nhiều hộ dân tại buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có thêm khoản thu nhập 'đều tay' nhờ du lịch cộng đồng.

Thăng trầm nghề dệt thổ cẩm Tơng Bông

Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk không chỉ tạo công ăn việc làm, giúp hàng chục phụ nữ dân tộc Ê Đê có thu nhập ổn định, mà còn tiên phong phát triển du lịch, góp phần làm thay đổi phương thức làm kinh tế cho phụ nữ địa phương.

Người phụ nữ nặng lòng với thổ cẩm, tiên phong làm du lịch cộng đồng

Không chỉ nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bà H'Yam Bkrông còn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động du lịch cộng đồng.

Nét độc đáo trong lễ cưới hỏi của người Êđê

Người Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc cưới hỏi thường do phụ nữ chủ động. Nhà gái chịu trách nhiệm về sính lễ, còn nhà trai có đặc quyền thách cưới. Cô gái sẽ cưới chú rể về chung nhà cha mẹ ruột, nhưng cô cũng có thời gian ở dâu bên nhà trai trước khi cưới. Đây là một trong những nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của người Êđê.

Trải nghiệm cùng du lịch xanh ở Đắk Lắk

Du lịch xanh đang trở thành xu thế không chỉ được cộng đồng các đơn vị kinh doanh du lịch tại Đắk Lắk quan tâm mà còn lan tỏa đến người dân và du khách, cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa phát triển bền vững.

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.

Nét văn hóa độc đáo trong lễ hỏi chồng của người Ê Đê

Bước vào tuổi cập kê, cô gái Ê Đê không chỉ chủ động lựa chọn một nửa của mình mà còn phải đối diện với đặc quyền thách cưới của nhà trai.

Làm nông nghiệp kết hợp du lịch, HTX giúp người nông dân thoát nghèo

Dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhiều HTX mạnh dạn chuyển sang mô hình nông nghiệp theo hướng đa giá trị. Nhờ đó, thu tiền tỷ, giúp nhiều người nông dân ở bản làng vùng cao thoát nghèo.

Đắk Lắk: Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh. Với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cùng sự độc đáo về kiến trúc, âm nhạc, lễ hội… và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư bản địa, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho đồng bào DTTS.

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Không chỉ gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đã và đang nỗ lực mang lại sức sống mới, đưa thổ cẩm vươn xa.

Thổ cẩm Tây Nguyên với chiều sâu văn hóa kiến tạo sức sống mới

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bao đời nay gắn liền với sắc màu thổ cẩm.

Trải nghiệm du lịch ở buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk

Người Êđê vẫn còn lưu giữ lại những căn nhà mang đậm nét văn hóa bản địa để làm du lịch.

Người tái hiện hồn buôn làng trên gỗ

Tại xã Ea Kao và Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), các tượng dân gian trên trụ cổng, trụ hàng rào, cánh cửa, cầu thang nhà dài, phù điêu ở các khu nhà vườn sinh thái... hầu hết do anh Y Ser Bkrông thực hiện. Những khuôn mặt đời, những bức tranh mang hơi thở cuộc sống sinh hoạt hiện lên, kể cho thế hệ tương lai câu chuyện của buôn làng vô cùng sống động.

Cần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Đồi Cư Mblim (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) được tỉnh Đắk Lắk chọn để xin Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương xây Đền thờ Vua Hùng của vùng Tây Nguyên. Khu vực này có đông đồng bào Êđê sinh sống, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào.

Giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên

Với sự nỗ lực của mình, bà H'Yam Bkrông cùng người dân buôn Tơng Jú, xã Ea Kao đã và đang giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên.

HTX làm giàu với 'công nghiệp không khói'

Phát triển sản xuất gắn với du lịch sinh thái, nhằm mang lại những giá trị kép về kinh tế và môi trường là một trong những chìa khóa để các HTX, tổ hợp tác tạo sức lan tỏa và nâng cao vị thế trong nền kinh tế.

Những con đường bích họa đậm chất Tây Nguyên

Nhiều con đường ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được các họa sĩ thay 'chiếc áo mới' rực rỡ sắc màu bằng những bức bích họa về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn, sinh hoạt thường ngày của bà con buôn làng, giá trị văn hóa truyền thống, nét đẹp buôn làng… Tất cả được tô vẽ một cách chân thực làm say đắm lòng người yêu vùng đất, con người và văn hóa Tây Nguyên.

Du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk phục hồi sau đại dịch

Sau một thời gian dài phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk đã nhộn nhịp trở lại. Tham gia làm du lịch, bà con ở các buôn làng của Đắk Lắk đã có những thay đổi, tự làm mới mình để tạo sự hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm lý thú.

Truyền dạy cồng chiêng ở Tây Nguyên: Vẫn theo kiểu 'chuồn chuồn đạp nước?'

Mùa hè, tiếng chiêng nhí lại vang lên khắp nẻo đại ngàn. Buôn làng nào có lớp dạy đánh chiêng cho trẻ nhỏ thì như đang vào hội. Gặp gỡ các già làng, ai cũng bảo vui cái bụng lắm. Nhưng khi lớp học kết thúc, sờ vào cái chiêng, các em lại lóng ngóng. Tiếng chiêng nghe lạc nhịp, 'chữ thầy trả lại cho thầy' khi mùa hè nữa lại về...

Trải nghiệm văn hóa tạo điểm nhấn thu hút khách đến Tây Nguyên

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, những hoạt động độc đáo, mới mẻ với trọng tâm là trải nghiệm văn hóa của các dân tộc đã giúp nhiều điểm đến ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kon Tum thu hút đông đảo khách du lịch.

Độc đáo lễ chúc sức khỏe của người Ê Đê

Lễ chúc sức khỏe của người dân tộc Ê Đê không chỉ là nét văn hóa đặc sắc mà còn thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.