Hàm Thuận Nam: Sớm hoàn chỉnh đồng bộ đường 'mượn' thi công cao tốc

Vẫn còn một đoạn tuyến đường địa bàn Hàm Thuận Nam được dùng vận chuyển đất đá thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trước đây, nay vẫn chưa được sửa chữa; cùng 2 đoạn khác nâng cấp đã sớm hư hỏng trở lại. Đây là kiến nghị cử tri xã Mương Mán, thị trấn Thuận Nam trong tiếp xúc với đại biểu Quốc hội mới đây, đề nghị các đơn vị thi công cao tốc sớm hoàn chỉnh đồng bộ các tuyến đường 'mượn' vận chuyển vật liệu hoàn trả cho địa phương.

Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu - Bài 1: Tác động cực đoan của khí hậu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, du lịch...

Bước vào mùa khô năm 2024, nhiều huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Nhận thức được giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người, Bình Thuận đang thực hiện nhiều giải pháp cấp bách để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.

Hạn hán ở Trung Bộ và Tây Nguyên khi nào chấm dứt?

Cơ quan khí tượng dự báo thời điểm giảm dần tình trạng khô hạn, thiếu nước tại Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đưa nước sạch đến vùng hạn Tà Mon

Đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận vừa phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận đã vận chuyển, hỗ trợ nước sinh hoạt cho bà con thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam.

Người dân Bình Thuận chắt chiu từng giọt nước trong lòng hồ cạn cứu thanh long

Nắng, hạn gay gắt nhiều hồ chứa nước tại Bình Thuận trơ đáy, để cứu cây trồng người dân phải đào ao ngay trong lòng hồ. Ghi nhận tại huyện Hàm Thuận Nam, nơi đang là rốn hạn của tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận đối mặt với nắng nóng, thiếu nước bủa vây người dân

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 26.872 hộ dân với 75.918 người. Bình Thuận cũng có 961 ha cây trồng vụ Đông Xuân năm 2023-2024 thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất…

Hàm Thuận Nam: Ứng phó với sự thiếu hụt nguồn nước tưới trầm trọng

Do nắng hạn kéo dài, hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam chỉ có hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập còn tưới một phiên cuối thanh long và dự kiến kết thúc phiên cuối vào ngày 4/5/2024. Riêng các công trình còn lại đã hết nước hoặc đã ngưng cấp nước tưới để dành cho nước sinh hoạt. Vì vậy, hàng ngàn ha thanh long của nông dân địa phương đang thiếu nước tưới, 'cầm cự' đợi mưa.

Kiểm tra các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở Bình Thuận

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế các hồ chứa nước: Ba Bàu; Tà Mon; Tân Lập và Nhà máy nước Hàm Thuận Nam. Kiểm tra công tác phòng cháy rừng ở khu bảo tồn Tà Kóu.

Tận thấy loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối ở Bình Thuận cạn trơ đáy

Nhiều địa phương ở Bình Thuận đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng. Hàng loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối trên địa bàn đã cạn trơ đáy…

Kiểm tra các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở Bình Thuận

Chiều 9/4, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực địa các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và hiện trạng các hồ chứa nước trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.

Cao điểm hạn hán, Bình Thuận 'khát' 3 tỷ khối nước

Toàn tỉnh Bình Thuận trong tình trạng 'khát' 3 tỷ khối nước, hồ chứa nước Tà Mon (huyện Hàm Thuận Nam) chứa 600.000 khối giờ chỉ còn lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy.

Bình Thuận thiếu 3 tỷ m3 nước cho sản xuất nông nghiệp

Năm nay, tỉnh Bình Thuận phải chịu đợt khô hạn nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Thời điểm này đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt khiến những hồ nước trên địa bàn tỉnh cạn trơ đáy, nguồn nước trữ tại các hồ trên địa bàn tỉnh thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Cao điểm hạn hán tại Ninh Thuận, Bình Thuận: Hồ trơ đáy, cá chết khô

Bình Thuận, Ninh Thuận đang bước vào cao điểm mùa khô, nhiều khu vực đối diện với tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng.

Hàm Thuận Nam đối mặt hạn hán gay gắt

Bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt khiến nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy nước không đảm bảo, làm cho cuộc sống và sản xuất của người dân gặp không ít khó khăn. Hiện nay, nguồn nước trữ tại các hồ trên địa bàn tỉnh thấp hơn so với cùng kỳ năm trước do nắng nóng kéo dài.

Dân khát, đất bỏ hoang...

Mới bước vào mùa khô nhưng người dân nhiều địa phương của hai tỉnh Bình Thuận và Long An đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Bình Thuận: Hàng vạn hộ dân khát nước sạch

Nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nhiều hồ thủy lợi khô cạn, ảnh hưởng cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hàng vạn người dân ở tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận vào mùa… khát:Bài 2: Hồ Ka Pét trở thành 'điểm tựa' sinh kế cho người dân

Hồ thủy lợi Ka Pét (Hồ Ka Pét) khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc cấp nước sản xuất, bảo đảm sinh kế cho khoảng 12.000 hộ dân của huyện Hàm Thuận Nam, trong đó có các hộ nghèo và cận nghèo.

Bình Thuận vào mùa… khát:Bài 1: Hồ cạn trơ đáy, sản xuất khó khăn

Người dân nhiều địa phương của tỉnh Bình Thuận đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nhiều hộ dân chỉ làm một vụ mùa, mà ăn cả năm…

Đoàn công tác đi thực tế dự án hồ chứa nước Ka Pét

Ngày 29/3, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với một số sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức cho cơ quan báo chí địa phương và thường trú tại Bình Thuận đi thực tế tình hình khô hạn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và khu vực triển khai Dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Khoảng 76.000 người dân Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt

Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Bình Thuận: Nhiều sông, suối cạn nước, hơn 75.000 người thiếu nước sinh hoạt

Sẽ bố trí các điểm lấy nước phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lấy nước sinh hoạt.

Bình Thuận có nguy cơ thiệt hại do hạn hán và thiếu nước hơn 1.175 ha

Các hồ chứa như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, Lâm trường, Sông Dinh, Sông Khán .... có quy mô nhỏ, nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều.

Làm gì khi nhiều hồ chứa cạn nước do hạn hán?

Thời điểm này, nhiều hồ chứa trong tỉnh đã cạn nước, vì vậy việc triển khai nhanh các giải pháp ứng phó đang được ngành nông nghiệp tỉnh và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cùng các địa phương phối hợp thực hiện khẩn trương, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.

Nhiều hồ thủy lợi của Bình Thuận thiếu nước

Hơn một tháng nay, nhiều hồ thủy lợi, đập của tỉnh Bình Thuận thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân và thiếu nước sinh hoạt. Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận các hồ, đập.

Các huyện phía Nam tỉnh Bình Thuận thiếu nước trầm trọng do hạn hán

Các địa phương phía Nam của tỉnh Bình Thuận, nhất là huyện Hàm Thuận Nam đang bước vào mùa khô hạn, mặc dù đã tích cực chủ động các phương án ứng phó, điều tiết nguồn nước nhưng đến hiện nay vẫn có hàng nghìn ha đất nông nghiệp phải ngưng sản xuất.

Cục Thủy lợi kiểm tra việc phòng, chống hạn hán, thiếu nước tại Bình Thuận

Ngày 22/3, ông Nguyễn Hồng Khanh- Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại tỉnh Bình Thuận về công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.

Đường gom dân sinh phát sinh: Hoàn thành vào giữa năm tới

Trong số 47 đoạn tuyến đường gom dân sinh ở các địa phương bị hư hỏng do nhà thầu vận chuyển vật liệu trong thời gian thi công cao tốc trước đây được cam kết hoàn trả, nhà thầu chỉ mới thực hiện nâng cấp, hoàn trả 11 tuyến, còn lại 36 tuyến đang trong quá trình sửa chữa.

Con đường mòn mỏi chờ lời hứa

Kiến nghị qua nhiều kênh, nhà thầu đã hứa sửa chữa hoàn trả lại con đường như hiện trạng ban đầu. Nhưng đến nay đã quá thời hạn nhà thầu vẫn chưa sửa chữa, người dân xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam đang mòn mỏi mong chờ.

Nhà thầu thi công cao tốc vẫn 'chây ì' sửa chữa những tuyến đường bị hư hỏng

Dù Bộ GTVT đã có chỉ đạo rất cụ thể, yêu cầu đến hết tháng 8/2023 phải khắc phục xong những tuyến đường dân sinh bị hư hỏng mà trước đó đã mượn để vận chuyển vật liệu phục vụ thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Thế nhưng, việc sửa chữa đến nay vẫn rất ì ạch...

Đẩy nhanh thi công đường dân sinh dọc cao tốc để đảm bảo ATGT

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh nay đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đường dân sinh dọc 2 bên cao tốc đến nay chưa hoàn thiện và 2 tuyến đường của huyện Hàm Thuận Nam nay bị hư hỏng do phục vụ thi công cao tốc…

Ngổn ngang công trình 'hậu cao tốc' ở Bình Thuận

Dự án cao tốc tuyến Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài hơn 160 km. Trong đó, tuyến chính của cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo đã đưa vào khai thác. Tuy nhiên các hạng mục còn lại như: Các nút giao, đường dân sinh... vẫn còn ngổn ngang.

Ngổn ngang đường cao tốc qua Bình Thuận

Dù đã đưa vào khai thác, các đường công vụ, đường gom dân sinh, hệ thống thoát nước… xung quanh 2 tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo qua địa bàn Bình Thuận vẫn ngổn ngang

Ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn có những biến đổi bất thường, hiện tượng nắng nóng kéo dài trong mùa khô, lượng mưa phân bố không đều theo quy luật. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Tà Mon còn đó nỗi lo

Từ việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nay lại đến đường sá đi lại, vận chuyển nông sản khó khăn khi cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn, khiến người dân Tà Mon thêm nỗi lo chồng chất.

Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 - 1/6/2023): Hàm Thuận Nam đang vào giai đoạn tăng tốc phát triển

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện (1/6/1983 - 1/6/2023), phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc phỏng vấn ông Trần Ngọc Diệp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của chặng 40 năm, đã gỡ tình trạng khô, khó và khổ như thế nào, cũng như phân tích các yếu tố đã hội tụ để Hàm Thuận Nam đang vào giai đoạn tăng tốc cho phát triển.

Điều tiết nước mùa khô đảm bảo sản xuất, dân sinh

Huyện Hàm Thuận Nam chủ động các phương án điều tiết nước hợp lý nguồn nước của các ao, hồ, đập thủy lợi phục vụ cho kế hoạch sản xuất đông xuân (2022 – 2023). Đồng thời, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất cho sản xuất, những tác động ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của nhân dân do tình trạng thiếu nước.

Nhiều tuyến đường vận chuyển vật liệu thi công đường cao tốc ở Bình Thuận bị băm nát

Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận cho biết, quá trình vận chuyển vật liệu để thi công Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông trên địa bàn tỉnh đã gây hư hỏng nặng nhiều tuyến đường. Hiện toàn tỉnh có khoảng 45 tuyến đường (10 đường do Sở Giao thông vận tải tỉnh quản lý, 35 đường do huyện, xã quản lý) bị hư hỏng.

Thi công cao tốc Bắc – Nam qua Bình Thuận: Hoàn trả hiện trạng các tuyến đường chở vật liệu trước ngày 30/4

Trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vừa qua, chúng tôi lên xã miền núi Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam dự lễ trao quà tết cho bà con đồng bào dân tộc Rai ở đây, lúc quay trở ra quốc lộ 1A, người bạn lái chiếc xe 5 chỗ phải chạy chậm rãi, thận trọng, bởi đường từ Hàm Cần xuống Hàm Thạnh nhiều đoạn đã xuống cấp, hư hỏng, khó khăn cho nhiều phương tiện qua đây.

Nhân rộng các công trình trồng cây xanh

UBND tỉnh vừa có kế hoạch triển khai nhân rộng các công trình trồng cây xanh trong các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Mục đích nhằm nhân rộng mô hình trồng cây xanh trên các tuyến đường dọc kênh thủy lợi, các tuyến đường liên huyện, liên xã, khuôn viên cơ quan, trường học, các khu đất trống, đồi trọc do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh.

Nông thôn mới Hàm Thuận Nam: Vẫn là nhất nước

Năm 2022, bên cạnh 2 hồ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Lập được nâng cấp theo dự án WB8; nhiều tuyến kênh thủy lợi nhỏ, nội đồng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam đang và sẽ khởi động theo Kế hoạch 4884/2021 của UBND tỉnh.

Vụ 'Thi công đường cao tốc, băm nát đường dân sinh': Khoảng 45 tuyến đường bị hư hỏng

Các phương tiện vận chuyển vật liệu từ các mỏ đất, đá để thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Bình Thuận đã làm hư hỏng khoảng 45 tuyến đường dân sinh.

Bình Thuận báo cáo Thủ tướng vụ 'mượn đường làm cao tốc rồi phá hỏng'

Theo Sở GTVT Bình Thuận, nội dung PLO phản ảnh đúng thực trạng của các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đang bị hư hỏng do các phương tiện vận chuyển vật liệu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh gây ra.

Chuẩn bị phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh cho biết, đến chiều nay (13/10), các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các công việc cấp bách để phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong đó, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, kiểm đếm tàu thuyền ra biển hoạt động. Rà soát, kiểm tra và tổ chức kêu gọi các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trong vùng nguy hiểm của ATNĐ, hướng dẫn vào nơi tránh trú an toàn.

Hiệu quả hồ chứa nước Sông Móng

Những năm trước đây, vào mùa khô nhân dân các xã, thị trấn Tân Lập, Tân Thuận, Hàm Minh, Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới cho các loại cây trồng. Nhiều hộ dân phải thuê xe chuyên chở nước sinh hoạt từ nơi xa về sử dụng hoặc mua nước bình uống hàng ngày rất tốn kém, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Không ít hộ dân phải đầu tư đào ao, hồ dự trữ nước để tưới cho vườn thanh long.

Nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông

Với quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nên tình hình có nhiều chuyển biến tích cực...

Hàm Thuận Nam: Chủ động nguồn nước sinh hoạt và sản xuất mùa khô

Bước vào mùa khô 2022, toàn tỉnh cơ bản chưa xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng các địa phương đã và đang có kế hoạch cân đối nguồn nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất hiệu quả. Trong đó, Hàm Thuận Nam - một trong những huyện vùng hạn phía nam tỉnh là một ví dụ.

Hàm Thuận Nam sẽ được đầu tư thêm nhà máy nước

Dự án Hệ thống cấp nước xã Tân Lập vừa được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và bắt đầu xây dựng từ năm 2022. Khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu khác cho nhân dân xã Tân Lập và các xã lân cận thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.