4 đối tượng được vay vốn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Cùng với nguồn cân đối từ Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ban Kinh tế - Ngân sách: Thẩm tra các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh

Sáng 23.5, bà Nguyễn Thị Yến Mai – Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khóa X. Dự họp có bà Nguyễn Đài Thy– Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Phối hợp triển khai chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Là một trong những nội dung của buổi ký kết chương trình phối hợp giữa Công an tỉnh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chiều 27/3. Tham dự hội nghị có ông Hoàng Hải Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hiệu quả từ hoạt động ủy thác vốn vay tín dụng chính sách

Bằng nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả, những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã làm tốt công tác ủy thác quản lý vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), trở thành cầu nối quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo đó, nhiều gia đình đã có vốn để đầu tư vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững…

Tín dụng chính sách góp phần đảm bảo chất lượng an sinh xã hội

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước; thể hiện đặc trưng cơ bản, thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam.

An sinh xã hội phải huy động bằng nhiều nguồn lực tài chính

Các chính sách an sinh xã hội phải được thực hiện bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động ngoài ngân sách.

Nguồn vốn góp phần bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững

Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong suốt quá trình hoạt động, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Ban đại diện HĐQT, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đã tham mưu với UBND tỉnh bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các chương trình, mục tiêu, kế hoạch của UBND tỉnh để chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách tới các đối tượng thụ hưởng. Thông qua đó góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế của tỉnh.

'Điểm tựa' thoát nghèo của bà con vùng cao Quan Sơn

Không thể phủ nhận, đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Quan Sơn, nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng...

Hiệu quả từ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác qua Hội Nông dân

Tại thành phố Hải Phòng, hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Nữ cán bộ tín dụng chính sách làm việc hiệu quả, tận tụy vì người dân

Những năm qua, chị Nguyễn Hoàng Huyền Trân (sinh năm 1998), cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hướng Hóa được đánh giá làm việc rất hiệu quả và luôn tận tụy vì người dân. Chị luôn nỗ lực để đưa nguồn vốn chính sách đến với từng hộ gia đình, giúp nhiều người có thêm điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tín dụng chính sách - 'trợ lực' giúp đối tượng yếu thế thoát nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội.

Qua 21 năm, vốn tín dụng chính sách xã hội tăng 40,8 lần

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ là 334 tỷ đồng, đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đang có tổng dư nợ đạt 13.628 tỷ đồng với hơn 262 nghìn khách hàng đang vay vốn, tăng 13.294 tỷ đồng (gấp 40,8 lần) so với thời điểm nhận bàn giao.

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến tín dụng chính sách xã hội

Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải kiến nghị các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội.

TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ CẦU NỐI THIẾT THỰC, HIỆU QUẢ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

Tín dụng chính sách xã hội là cầu nối hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Để chính sách này tiếp tục đi vào cuộc sống, tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội kiến nghị các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện về xử lý hoạt động 'tín dụng đen'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24-8-2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động 'tín dụng đen'.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'

Sáng ngày 16/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'.

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Ngày 16/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'.

Tân Thạnh: Trên 27.800 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Đồng hành với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, những năm qua, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) được ví như những 'cánh tay nối dài' đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế.

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách theo Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư

Ngày 16/8 tới, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'.

Hội thảo khoa học 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'

Ngày 16/8/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội'.

Quy định về huy động nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định quy định về huy động nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Vượt khó vươn lên làm giàu từ nguồn vốn chính sách

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tràng Định đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo đòn bẩy cho hội viên nông dân trên địa bàn xã Đoàn Kết tích cực đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Gia đình anh Trần Thế Đinh, thôn Quyết Thắng là một trong những hộ vay vốn điển hình tiêu biểu của xã, của huyện trong việc sử dụng nguồn vốn vay.

Không để ai bị bỏ lại phía sau với tín dụng chính sách tại Nam Đàn

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đàn, ông Nguyễn Sĩ Hải chia sẻ, nhìn lại hơn 20 năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đòn bẩy vốn hỗ trợ Nam Đàn 'về đích' nông thôn mới kiểu mẫu

Cùng dòng vốn tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ đắc lực 20 năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đã và đang nỗ lực triển khai, đẩy nhanh tốc độ để 'về đích' nông thôn mới kiểu mẫu.

Tín dụng chính sách giúp Nam Đàn tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu

Dòng vốn tín dụng chính sách đã góp phần phát triển thêm nhiều mô hình mới trong sản xuất cho thu nhập cao tại huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Kiên Giang: Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo

Ngày 19/4, Ngân hành Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Kiên Giang cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ , Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh tỉnh Kiên Giang tổ chức trực tuyến với các Phòng giao dịch các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh phát động Tháng cao điểm 'Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo'.

Kiên Giang phát động 'Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo'

Sáng 19-4, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang và các đoàn thể tổ chức lễ phát động tháng cao điểm 'Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo'.

Tín dụng chính sách: Trụ cột phát huy tiềm lực thanh niên

Từ 3 chương trình tín dụng chính sách thuở sơ khai, đến nay, hệ thống 22 chương trình tín dụng được Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực triển khai đã và đang góp phần phát huy sức mạnh của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 'dân số vàng'…

Lãi suất cho đối tượng nghèo vay vốn do địa phương quyết định

Cử tri TP Hà Nội có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 8/2/2017 về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách theo hướng quy định về kênh tiếp cận, điều kiện, tiêu chuẩn được vay vốn phù hợp với đối tượng là công nhân, viên chức, người lao động.

Lãi suất cho đối tượng nghèo vay vốn do địa phương quyết định

Theo Bộ Tài chính, mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, quy trình, thủ tục, bảo đảm tiền vay (nếu có) đối với người nghèo và đối tượng chính sách, do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội và phù hợp với thực tế tại địa phương.

Hà Tĩnh giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tín dụng chính sách: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững

Sáng 29.12, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ.

Chính sách tín dụng ưu đãi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

20 năm qua, NHCSXH đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của đất nước.