Bảo đảm hoạt động giao dịch tài chính thông suốt những ngày nghỉ lễ

Để người dân chủ động trong hoạt động tài chính, các ngân hàng thương mại đã công khai thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 từ nhiều ngày trước. Theo đó, phần lớn các ngân hàng sẽ kết thúc hoạt động cuối ngày 26/4 và mở cửa giao dịch và làm việc trực tiếp trở lại vào ngày 2/5. Các giao dịch thực hiện qua các nền tảng trực tuyến vẫn hoạt động xuyên suốt các ngày nghỉ.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Những tháng gần đây, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá vàng trong nước tăng cao so với những năm trước. Để phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quyền lợi cho người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn.

Góp phần đẩy lùi 'tín dụng đen' khu vực nông thôn

Để thu hút thành viên, góp phần gắn kết cộng đồng, đáp ứng nhu cầu vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh khu vực nông thôn, phần lớn các quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng các dịch vụ; hoạt động đúng mục tiêu, tôn chỉ. Nhờ vậy, chất lượng hoạt động của các QTDND ngày một hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, giữ ổn định an ninh trật tự khu vực nông thôn.

Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ mua nhà ở xã hội

Sau một năm triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã tích cực triển khai, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp cận, nắm bắt nhu cầu vay vốn và hướng dẫn chủ đầu tư, người mua nhà hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh mới có một dự án đã được vay vốn theo chương trình này.

Bảo đảm hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân an toàn, hiệu quả

Chiều 12/3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) phối hợp với Ngân hàng HTX Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (CoopBank Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Khơi thông nguồn vốn để kinh tế tăng trưởng bền vững

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song với nhiều kết quả đạt được, ngành ngân hàng Thanh Hóa tiếp tục khẳng định vai trò 'huyết mạch' của nền kinh tế; đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm sẻ chia và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân trong dịp tết

Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh toán, giao dịch và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Để bảo đảm nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã tập trung chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm vận hành dịch vụ thanh toán, hệ thống ATM hoạt động an toàn, thông suốt để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Triển khai nhiệm vụ tài chính, ngân hàng năm 2024

Chiều 29/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết ngành ngân hàng, quyết toán tài chính năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh

Để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp với nhiều phân khúc khác nhau, linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Qua đó, góp phần tăng khả năng tiếp cận vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khơi thông nguồn vốn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Cùng với việc triển khai hiệu quả các chương trình của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tín dụng. Qua đó đã đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn tín dụng ra thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, đóng góp thiết thực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Ngày 9/11, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp (DN) về tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DN. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

Các doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước những khó khăn rất lớn trong quá trình hồi phục sau đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới, phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài cuối): Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thời gian qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết bài toán về xử lý nợ xấu, giúp các ngân hàng tăng thêm sức 'đề kháng', vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Bất cập trong hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân

Sự ra đời của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) đã mang lại nguồn cung cấp tín dụng rất tốt cho người dân ở nông thôn, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn đó những 'hạt sạn' dẫn đến thất thoát tài sản, gia tăng tỷ lệ nợ xấu, gây nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến quyền lợi và niềm tin của người gửi tiền.

Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài 1): Khắc phục trở ngại trong thi hành án tín dụng, ngân hàng

Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ những giải pháp xử lý, hạn chế nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân góp phần nâng cao đời sống, tạo việc làm, đẩy lùi nạn 'tín dụng đen'

Hệ thống QTDND đã từng bước khẳng định vai trò của loại hình tổ chức tín dụng 'gần dân, sát dân'; là kênh dẫn vốn hiệu quả; vừa trực tiếp huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để từng bước tự chủ về vốn, vừa hỗ trợ vốn kịp thời cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo việc làm, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình

Mô hình hoạt động của quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) luôn khẳng định là kênh dẫn vốn hiệu quả, vừa trực tiếp huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư để từng bước tự chủ về vốn, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Hoạt động của hệ thống quỹ TDND không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn phát huy được tinh thần nội lực của người dân trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy lùi tín dụng đen, góp phần ổn định an ninh chính trị khu vực nông thôn.

Gỡ khó, tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển (Bài 2): Đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh, nhiều lĩnh vực bị đình trệ. Việc khôi phục lại sản xuất là bài toán khó khi doanh thu của DN giảm sút, nguồn vốn để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ DN, phát huy vai trò 'bà đỡ' tín dụng góp phần giúp DN khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.