Ấm lòng người có công

'Chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn' của dân tộc. Thực hiện đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều chính sách chăm lo cho người có công', ông Nguyễn Xuân Tình, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), thông tin.

Kịp thời chi trả chế độ không dùng tiền mặt

Tết cận kề, đây là thời điểm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) đẩy mạnh việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội. Trong đó, xác định thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu hiện nay, nhất là dịp Tết, sở kịp thời chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí hành chính, tiện lợi cho đối tượng hưởng chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng, quản lý ngân sách Nhà nước.

Ðẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian qua, dù đã có nhiều sự quan tâm, can thiệp từ các cấp, ngành liên quan nhưng thực trạng bạo lực gia đình (BLGÐ) vẫn còn diễn biến phức tạp. Các hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vẫn thường xuyên xảy ra. Cùng với đó, nhiều phụ nữ không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh, mọi người cùng cộng đồng trách nhiệm thì mới có thể giúp phụ nữ, trẻ em được bảo vệ đầy đủ nhất.

'Nữ thuyền trưởng' 15 năm vững lái 'đoàn tàu thiện nguyện'

Từ năm 2008 đến nay, Hội Từ thiện tỉnh Cà Mau huy động trong thành viên đóng góp gần 10 tỷ đồng, phối hợp vận động được 35 tấn gạo, 20 ngàn quyển tập cho học sinh nghèo, 30 máy trợ thính cho trẻ em, 20 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo... Chương trình này do bà Trương Hồng Vững (Út Vững), nguyên Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) tỉnh khởi xướng. Hơn 15 năm qua, bà là 'thuyền trưởng', vững lái 'đoàn tàu thiện nguyện' đi giúp trên 530 mảnh đời nghèo khó, bất hạnh.

Tuyên truyền gắn với xử lý vi phạm

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau triển khai nhiều chương trình và giải pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền cho người sử dụng lao động, người lao động (NLÐ) về quy định của pháp luật, yêu cầu người sử dụng lao động đóng đầy đủ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLÐ-BNN) cho NLÐ. Ngoài việc thành lập các tổ công tác tuyên truyền trực tiếp tại các doanh nghiệp, cùng với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại, tập huấn cho các doanh nghiệp, BHXH tỉnh còn tăng cường tuyên truyền trên phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, phát hành tờ rơi, băng rôn... để tăng hiệu quả tuyên truyền.