Chưa có thông tin về tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine AstraZeneca ở Indonesia

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết chính phủ Indonesia đã thay thế vaccine ngừa Covid-19 nhập khẩu bằng vaccine sản xuất trong nước có ít nguy cơ tác dụng phụ hơn. Thông báo được đưa ra sau khi có những báo cáo về vaccine AstraZeneca gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu.

Israel coi COVID-19 là bệnh cúm từ ngày 31/1/2023

Tại Israel, dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát và nước này dự kiến sẽ tuyên bố chính thức kết thúc đại dịch từ ngày 31/1/2023.

Nhật Bản ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục ngày thứ ba liên tiếp

Số liệu thống kê vừa được cơ quan y tế Nhật Bản công bố cho thấy, nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp, với hơn 190 nghìn ca mắc trong ngày 22/7.

Indonesia: Cân nhắc tiêm tăng cường mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril cho biết Chính phủ nước này đang xem xét tiêm tăng cường mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 cho người dân trong bối cảnh đại dịch được dự báo còn kéo dài.

Covid-19: Indonesia tiêm mũi tăng cường nửa liều vaccine; Bỉ ưu tiên dùng Nanocovax cho người dị ứng và sợ tiêm

Indonesia cho biết chỉ sử dụng một nửa liều vaccine Covid-19 khác loại để tiêm mũi tăng cường. Trong khi đó, Bỉ cho biết sẽ ưu tiên sử dụng vaccine Nuvaxovid do công ty Novavax của Mỹ phát triển với những người bị dị ứng, hoặc sợ tiêm.

Indonesia giải thích quyết định tiêm mũi tăng cường bằng nửa liều vaccine

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này chỉ sử dụng một nửa liều vaccine khác loại để tiêm tăng cường ngừa COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận và tạo thuận lợi cho các nhân viên tiêm chủng.

Indonesia cấp phép sử dụng 5 loại vaccine COVID-19 để tiêm tăng cường

Phát biểu họp báo ngày 10/1, người đứng đầu BPOM Penny K Lukito cho biết các loại vaccine nêu trên có thể được sử dụng để tiêm cùng loại hoặc tiêm trộn với mũi thứ nhất và mũi thứ hai.

Thêm nhiều nước triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 3/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này sẽ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho 21 triệu người dân ngay trong tháng 1 này.

Indonesia triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 31/12, Chủ tịch Ủy ban Xử lý COVID-19 và phục hồi kinh tế quốc gia Indonesia (KCP-PEN) Airlangga Hartarto cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine mũi thứ ba ngừa COVID-19 vào ngày 12/1 tới.

Ngày càng nhiều nước cho tư nhân mua, bán vaccine COVID-19

Hàng loạt quốc gia Đông Nam Á cho tư nhân tham gia tự do hơn vào nỗ lực phân phối và tiêm vaccine cho người dân.

Indonesia cho phép các công ty dược tư nhân nhập và bán vaccine COVID-19 cho dân

Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết các công ty dược phẩm tư nhân sẽ được phép nhập khẩu và bán trực tiếp vaccine COVID-19 cho dân, song giá sẽ do Bộ Y tế giới hạn.

Indonesia bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 6-11 tuổi

Ngày 14/12, Chính phủ Indonesia đã đồng loạt khởi động chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi tại ba tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Campuchia thí điểm sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 3/11 đã đồng ý cấp phép sử dụng thí điểm thuốc kháng virus Molnupiravir trong trường hợp điều trị khẩn cấp cho các bệnh nhân COVID-19.

Malaysia mua thuốc Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Chính phủ Malaysia ngày 7/10 thông qua Bộ Y tế đã ký thỏa thuận mua thuốc điều trị kháng virus Molnupiravir như một sự lựa chọn bổ sung cho phương pháp điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở nước này.

Indonesia siết chặt kiểm soát nhằm ngăn chặn biến thể Mu xâm nhập

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đã siết chặt kiểm soát tại tất cả các cửa khẩu nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên Mu (còn được gọi là B.1.621) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại biến thể cần quan tâm.

Nhân viên y tế Indonesia được tăng cường liều vắc-xin thứ 3 của Moderna

Indonesia hôm 16-7 bắt đầu tiến hành tiêm liều tăng cường cho nhân viên y tế đã được tiêm phòng vắc-xin Sinovac trước đó khi nước này chứng kiến sự gia tăng kỷ lục về số ca nhiễm và tử vong mới do biến thể Delta của vi rút SARS-CoV-2.

Indonesia bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều 3 cho các nhân viên y tế

Ngày 16/7, Indonesia bắt đầu tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ 3 cho các nhân viên y tế bằng vaccine của công ty dược Moderna (Mỹ).

COVID-19 tại ASEAN hết 16/7: Thái Lan đối mặt sóng dịch lớn nhất; Indonesia tiêm mũi vaccine thứ 3 cho nhân viên y tế

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 16/7, tám quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.761 ca mắc COVID-19 và trên 1.200 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 5.940.337 ca, trong đó trên 112.480 người tử vong.

Indonesia sẽ tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ ba cho nhân viên y tế

Vaccine Moderna đã được lựa chọn để tiêm mũi thứ ba sau các cuộc thảo luận với Nhóm tư vấn kỹ thuật tiêm chủng (ITAGI) và Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM).

Pfizer và BioNTech xin cấp phép cho tiêm mũi vaccine thứ ba

Theo Pfizer/BioNTech, dựa trên sự sụt giảm về hiệu quả của vaccine ghi nhận tại Israel sau 6 tháng, hai hãng dược này tin rằng cần tiêm mũi thứ 3 trong vòng 6-12 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.