Bài 1: 'Tại sao các ông không đối thoại với Hồ Chí Minh'?

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, khát vọng độc lập của người Việt Nam không được tôn trọng. Người Mỹ không muốn Việt Nam, Lào hay Campuchia rơi vào tay cộng sản.

Chiến thuật đánh vào 'dạ dày' Điện Biên Phủ

Chiến trường Điện Biên Phủ được thực dân Pháp kỳ vọng là 'cối xay thịt' Việt Minh và tập trung lên cứ điểm này hơn 12.000 quân để thực hiện âm mưu thâm độc này. Tuy nhiên, cách đây 70 năm, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã 'thắt nút, phong tỏa' thành công sân bay Mường Thanh, thực hiện chiến thuật đánh vào 'dạ dạy' Điện Biên Phủ, khiến tướng Pháp René Cogny thú nhận với một số nhà báo khi đó: 'Điện Biên Phủ quả là một cái bẫy, nhưng không phải là cái bẫy với Việt Minh nữa, mà đã thành một cái bẫy đối với chúng ta'.

Vượt lên quá khứ đau thương

'Điểm đặc biệt của cuốn sách này, là chúng tôi khai thác góc nhìn của binh sĩ cấp thấp, chứ không phải tướng lĩnh cao cấp. Ở những binh sĩ này, chúng tôi thấy có kho báu ẩn giấu' - nhà sử học người Pháp PIERRE JOURNOUD chia sẻ về cuốn sách 'Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng'.

Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ…

'Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp/Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!... Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát'. Đó là một đoạn trong bài thơ 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên' của nhà thơ Tố Hữu. Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), câu chuyện về hậu cần cũng được nhắc đến trong cuốn sách của 2 nhà sử học người Pháp. Đại tá Berteil, Cục phó Cục Tác chiến của quân đội Pháp tại Sài Gòn lúc đó đưa ra phân tích, Việt Minh phải có trên 2.000 xe tải thì mới bảo đảm được công tác hậu cần cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Góc nhìn của người Pháp về Chiến dịch Điện Biên Phủ

'Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng' là góc nhìn của binh sĩ Pháp tham chiến tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.