Cội nguồn sức mạnh

Người xưa xem thế đất, luận phong thủy để nắm vận mệnh nông - sâu, để hay thịnh - suy, hưng - phế. Xứ Thanh với 'vẻ non sông tốt tươi', 'khí tinh hoa tụ họp', là nơi mà dân tộc Việt Nam - trên hành trình vạn dặm để khẳng định chủ quyền và nền độc lập - luôn tìm được câu trả lời trong những thời khắc trọng đại, những khúc đoạn thăng trầm. Như lối dùng từ so sánh của một học giả nước phương Tây, thì xứ Thanh là 'một thánh đường bảo tồn mọi kỳ vọng của chủng tộc'!

Choáng ngợp xứ Thanh

Tôi phải cảm ơn nhà thơ Lê Tuấn Lộc và Chi hội Văn học công nhân Hội Nhà văn Việt Nam đã cho tôi cơ hội cùng đoàn nhà văn gốc xứ Thanh ở Hà Nội tham gia chương trình 'Về nguồn'.

Sức sáng tạo bền bỉ của những 'lão làng' xứ Thanh

Đời sống văn học nghệ thuật (VHNT) xứ Thanh đã và đang chứng kiến, ghi nhận sự nỗ lực, cống hiến, sức sáng tạo bền bỉ của nhiều 'lão làng' để đi đến mục tiêu cuối cùng vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Đậm đà vị mắm Bạch Câu

'Đồn rằng chùa Sỏi lắm tiên/ Bạch Câu lắm cá, Thạch Tuyền lắm quan'. Câu ca dao còn lưu truyền ở huyện Nga Sơn này nói lên sự trù phú, đồng thời ca ngợi nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề làm mắm ở Bạch Câu.

Trong không gian vùng đất Kẻ Xã

Nằm ở phía Tây Nam huyện Hà Trung, xã Hà Đông còn được biết đến với tên gọi Kẻ Xã - vùng đất có nhiều dấu tích liên quan đến vương triều Trần - Hồ.

Lam Sơn - vùng đất 'địa linh nhân kiệt'

Cái tên Lam Sơn đối với mỗi người dân xứ Thanh đều rất thiêng liêng. Đây là một vùng đất 'địa linh nhân kiệt', là quê hương của Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng là 'kinh đô tưởng niệm' của vương triều Hậu Lê.

Trên đất Kẻ Cham

Kẻ Cham - làng Cham - làng Lam Sơn nay thuộc thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) là quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Vùng đất tổ của nhà Lê, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài, hào kiệt cho đất nước còn là một không gian văn hóa làng Việt cổ với những tên núi, tên sông, những tín ngưỡng văn hóa, lễ hội đặc sắc... Tất cả làm nên nét đẹp riêng của đất và người Kẻ Cham.

Văn hóa đọc trong bạn trẻ: Nhìn từ thư viện, nhà sách

Người Việt lười đọc sách - đó vẫn là thực tế khiến nhiều người trăn trở. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, câu chuyện văn hóa đọc, nhìn từ thư viện, nhà sách lại cũng khiến người ta có suy nghĩ tích cực hơn, về việc khơi dậy nhu cầu, sở thích và hình thành thói quen văn hóa đọc trong bạn trẻ.

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo trong lòng phố

Thanh Hóa là một đô thị đặc biệt khi còn lưu đậm dấu tích của thời kỳ đồ đá và đồ đồng tại các di chỉ như Núi Đọ và làng cổ Đông Sơn, như nhận xét của nhà văn Lê Ngọc Minh và nhà nghiên cứu Hà Huy Tâm: Một địa chỉ lịch sử văn hóa hiếm hoi, một miền đất phát tích kỳ lạ mà thời gian càng lùi xa càng thêm nhiều hồi quang lấp lánh sắc độ. Chính điều đó đã khơi nguồn cho ý tưởng xây dựng một không gian văn hóa đặc trưng bản sắc Việt - Không gian văn hóa Việt nhằm thông qua các vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa chân thực, để tái hiện lại những cảnh quan mang đậm dấu ấn thiên nhiên bản địa trong lòng đô thị.

Sông Mã - dòng sông văn hóa, tâm linh

Từ những vận động địa chất đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên để ta có một Mã giang cảnh sắc hữu tình như đã có hôm nay. Và trên hành trình kiến tạo ấy, các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng nhau dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông.

Trên đất làng Trần

Nằm trong không gian vùng đất Đại Lại xưa, làng Trần, xã Hà Ngọc (Hà Trung) được biết đến là một trong những làng có lịch sử lập dựng, phát triển lâu đời. Nơi đây, còn có những dấu tích liên quan đến người sáng lập triều đại nhà Hồ trong lịch sử phong kiến dân tộc.

Cuốn sách tôi chọn: Tinh hoa văn hóa xứ Thanh - ấn phẩm đạt giải B Giải thưởng Sách quốc gia 2021

Giải thưởng Sách quốc gia là giải thưởng được tổ chức hằng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ, nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc.

Nâng cao chất lượng sáng tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị về 'Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới', những năm qua, Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tác, nâng cao chất lượng và quảng bá các tác phẩm VHNT phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Văn học - nghệ thuật Thanh Hóa nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Ngày 11-3, tại TP Thanh Hóa, Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VHNT, kết nạp hội viên mới năm 2021, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và trao giải thưởng VHNT năm 2020.

Dấu tích người xưa trên vách đá

Trên những vách đá dựng đứng cao hàng chục mét ở huyện vùng cao Quan Hóa, nhiều nét vẽ còn khá sơ khai hình người, con thú mang theo thông điệp của người xưa. Hoàn toàn không phải nét chạm khắc, những hình vẽ màu đỏ như thấm sâu vào thớ đá, trường tồn cùng thời gian đã đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời giải với những nhà nghiên cứu và cư dân địa phương...

Đọc sách thời @: 'Thầy' dẫn đường, khởi nguồn thành công

VHĐS - Sự cần mẫn, chuyên tâm thực sự sẽ mang đến cho người đọc sách những 'trái ngọt' tinh thần quý giá. Câu chuyện những gia đình xứ Thanh luôn quý trọng - đam mê, gắn bó cuộc đời mình với sách, xem sách như báu vật gia truyền sẽ mang đến cho bạn đọc góc suy ngẫm thú vị về sách cũng như văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ thông tin.

Qua các nền văn hóa cổ xứ Thanh

Tự cổ chí kim, dường như, khi đưa ra nhận định về mảnh đất xứ Thanh, các học giả, sử gia, nhà nghiên cứu văn hóa đều thống nhất rằng: Nơi đây là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', 'khả ái', 'đất thang mộc', 'vượng khí chung đúc'... Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất xứ Thanh qua các nền văn hóa cổ, mỗi người dân lại càng thêm thấm thía, tự hào về những trầm tích văn hóa – lịch sử lắng đọng, cái danh giá ngàn đời của quê hương.

Di chỉ khảo cổ Đông Sơn: Lắng đọng nhiều giá trị tinh hoa

Trong quá trình hình thành nền văn hóa xứ Thanh từ cổ chí kim, sông Mã giữ một vai trò hết sức đặc biệt. Dọc đôi bờ sông Mã là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhiều nền văn hóa cổ giàu giá trị. Trong đó, văn hóa Đông Sơn nói chung, di chỉ khảo cổ Đông Sơn nói riêng, là minh chứng thuyết phục nhất.

'Nhân kiệt địa linh thiên cổ tại'

Thanh Hóa - 'vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử' (nhận định của GS Ngô Đức Thịnh) - vốn được định hình từ rất sớm và có địa thế hết sức đặc biệt. Đây không chỉ là một trong những nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa của cộng đồng người Việt cổ; mà cộng đồng cư dân Thanh Hóa còn có những nét khu biệt, độc đáo, được bảo lưu lâu dài và ít xáo trộn dù trải qua nhiều biến thiên lịch sử. Tất cả những đặc điểm địa lí, văn hóa, lịch sử, xã hội ấy đã tạo nên những sắc thái độc đáo của văn hóa xứ Thanh, cũng là góp phần hun đúc nên một phần tính cách của con người Thanh Hóa.

Khơi nguồn lực văn hóa

Lịch sử và văn hóa xứ Thanh là tấm gương phản chiếu sinh động cả bề dày lẫn giá trị cuốn biên niên lịch sử - văn hóa Việt Nam. Dẫu xét trên các phương diện từ vật chất đến tinh thần; hay soi chiếu dưới nhiều góc độ từ không gian đến thời gian... thì vẫn luôn có những giá trị tinh hoa gọi tên truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc.

Âm nhạc xứ Thanh đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước

Trong suốt tiến trình lịch sử, người xứ Thanh qua bao nhiêu thế hệ, thăng trầm, biến ảo đã biết chắt chiu mạch nguồn tinh hoa văn hóa vun đắp nên lời ca, tiếng hát. Những lời ca, tiếng hát ấy trở thành nguồn động lực tinh thần to lớn đồng hành cùng những chặng đường phát triển vẻ vang của mảnh đất xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung.

Văn học nghệ thuật và sức mạnh kết nối các miền di sản

Một vần thơ hay làm lay động lòng người; một nốt nhạc ngân vang đủ sức dệt nên bao cung bậc cảm xúc. Sức mạnh của văn học nghệ thuật (VHNT) chính nằm ở khả năng tác động vào mỗi cá nhân, cộng đồng thông qua những rung động tinh tế của cảm xúc, nhận thức bởi tâm hồn. Các sản phẩm sáng tạo của VHNT, bản thân nó vốn đã là một di sản văn hóa phi vật thể hàm chứa giá trị sâu sắc nhưng hơn tất thảy, nó còn có khả năng kết nối, nâng tầm giá trị những di sản khác.

Tại sao cuốn sách của NXB Đại học quốc gia bị thu hồi và tiêu hủy?

Vẫn thường nghe, quý hồ tinh bất quý hồ đa. Từng đã có thi sĩ một bài thơ, nhạc sĩ một ca khúc sáng giá. Và ắt có nhà khảo cứu, học giả chỉ riêng có một công trình nghiên cứu giá trị? Ấy là đang nói đến trường hợp của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công (HTC).

Bổ khuyết cái nhìn từ địa phương

Có một thực tế, những người làm lý luận-phê bình văn học, thường có cái nhìn hướng tâm (nơi tập trung những cơ quan nghiên cứu, lý luận, phê bình, các viện, trường đại học hay các tờ báo, tạp chí văn hóa-văn nghệ hoạt động) để hình dung về tình hình phê bình văn học hiện tại.

Bổ khuyết cái nhìn từ địa phương

Có một thực tế, những người làm lý luận-phê bình văn học, thường có cái nhìn hướng tâm (nơi tập trung những cơ quan nghiên cứu, lý luận, phê bình, các viện, trường đại học hay các tờ báo, tạp chí văn hóa-văn nghệ hoạt động) để hình dung về tình hình phê bình văn học hiện tại.

Có một Diêm Phố rất khác...

Bên cạnh di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc lễ hội Cầu Ngư; Diêm Phố còn một quần thể di tích nghè - chùa - phủ - miếu hết sức độc đáo. Sự độc đáo thể hiện trước hết ở sự 'tích hợp' của các kiến trúc thờ thần và thờ phật ngay trong một không gian. Sự hài hòa của các kiến trúc đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc quan niệm cùng cái nhìn rất thoáng, không câu nệ của cư dân nơi đây về tín ngưỡng, tôn giáo.