Vén mây đón rồng

'Trong 12 con giáp, rồng có vị trí đặc biệt, biểu hiện cho vật tổ của người Việt. Chúng tôi chọn chủ đề Vén mây đón rồng là để nhắc nhớ nguồn gốc của người Việt, tự hào nòi giống Rồng - Tiên, chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội đưa đất nước hóa rồng', nhà thiết kế Trần Thanh Tùng, người sáng lập Hội quán Di sản, chia sẻ.

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết)

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật 'ngủ yên' trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại

Hà Nội - cái nôi của di sản văn hóa, tiêu biểu với các quần thể di tích lịch sử, di vật đa dạng, phong phú, sinh động; hàng nghìn di sản vật thể và phi vật thể. Làm sao để vẻ đẹp di sản ứng dụng được vào đời sống đương đại? Làm gì để gìn giữ di sản văn hóa nghìn năm? Đó là điều mà nhiều người quan tâm.

Hội Quán Di Sản - Đưa di sản tới đương đại

Được coi là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, khai thác để đưa di sản ứng dụng vào cuộc sống, Hội Quán Di Sản đều đặn cho ra đời những sản phẩm thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt.

Triển lãm 'Khí phách uy mãnh' đón Xuân Nhâm Dần 2022

Chiều 8/1, tại Hà Nội, Tạp chí Xưa và Nay phối hợp Hội quán Di sản khai mạc triển lãm 'Khí phách uy mãnh', một hoạt động thuộc chuỗi chương trình 'Con giáp của tôi' được tổ chức thường niên dịp Tết đến, Xuân về.

Người nối mạch gốm truyền thống Việt

Nghệ nhân Nguyễn Văn Toán được giới trong nghề và người chơi gốm đánh giá là 'phù thủy men'. Ông được coi là người góp công lớn trong duy trì mạch gốm truyền thống Việt. Cả cuộc đời ông say mê, dành trọn tình yêu với đất và lửa. Ông luôn tuân thủ nguyên tắc chế tác độc bản theo lối thủ công.

Khôi phục, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Những năm gần đây ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu phong tục, tập quán, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật,... truyền thống, bên cạnh các hoạt động của các đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp nhà nước, xuất hiện nhiều câu lạc bộ, nhóm, hội, cá nhân quan tâm tìm hiểu, đầu tư công sức với hoạt động khá phong phú như tổ chức diễn đàn trao đổi kiến thức, tọa đàm khoa học, phục dựng một số giá trị truyền thống, thực hiện công trình nghiên cứu chuyên sâu... Tuy nhiên, bên cạnh các dấu ấn tích cực của xu hướng tìm về nguồn cội này, đã xuất hiện không ít biểu hiện lệch lạc, cần chấn chỉnh thể hiện qua hiện tượng tranh luận thiếu tính học thuật, phê bình thiếu tính xây dựng, thậm chí nguy cơ sai lệch trong phổ cập kiến thức chuyên môn, lịch sử... Thực tế này đang đặt ra vấn đề là làm thế nào để vừa khơi dòng, vừa thúc đẩy sự phát triển, đồng thời góp phần định hướng điều chỉnh các hoạt động khôi phục giá trị văn hóa truyền thống này đi đúng hướng.

Trải nghiệm di sản kiến trúc thời Lý bằng thực tế ảo

Từ hôm nay, công chúng mê kiến trúc cổ có cơ hội được trải nghiệm trưng bày 'Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo' tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 30-11.

NSND Quang Thọ làm đại sứ của triển lãm 'Con giáp của tôi'

NSND Quang Thọ, giọng ca danh tiếng sinh năm Mậu Tý sẽ là đại sứ của triển lãm 'Con giáp của tôi' do Hội quán Di sản phối hợp cùng Tạp chí Xưa và nay tổ chức.

Triển lãm 'Con giáp của Tôi' - Hạnh phúc cùng Chuột

Con chuột được gắn liền với đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt qua các giai đoạn lịch sử từ hàng nghìn năm nay đã được giới thiệu bằng các vật phẩm đặc biệt do 'Hội quán di sản' thiết kế và sản xuất tại triển lãm 'Con Giáp của tôi' với tiêu đề cho năm Canh Tý 'Xuân hạnh phúc' khai mạc ngày 6/1 tại Hà Nội.

Nối mạch mỹ thuật truyền thống

Việt Nam có một kho tàng mỹ thuật truyền thống đáng quý nhưng tiếc rằng, trong cuộc sống đương đại, nhiều nét đẹp đã bị quên lãng. Với mong muốn khai thác di sản dân tộc, các kiến trúc sư, nhà thiết kế của Hội quán Di sản và Circle Group đã dành nhiều công sức tạo ra những thiết kế có tính ứng dụng cao trong đời sống từ chất liệu của mỹ thuật truyền thống.