Làm gì để hàng Việt cạnh tranh hiệu quả hơn trên 'sân khách' trước thế mạnh của hàng Trung Quốc?

Mỹ và EU đang có những động thái cứng rắn đối với hàng hóa Trung Quốc vốn có thế mạnh giá rẻ và chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi, nhất là các chính sách thương mại để có hướng đi phù hợp giúp hàng Việt lấy được thị phần, cạnh tranh sòng phẳng ở thị trường quốc tế.

Dịch vụ ăn uống đối mặt với khó khăn kép

Hiện các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đối mặt với khó khăn kép là sức mua trên thị trường yếu và giá đầu vào của một số nguyên liệu tăng cao. Do đó, tìm cách duy trì kinh doanh là bài toán khó cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

'Chìa khóa' giúp mở đầu ra ổn định cho nông sản sạch

Trong hiện tại và cả tương lai, nếu các doanh nông Việt muốn mở đường ra ổn định cho nông sản sạch, muốn cắm sâu vào sự thừa nhận trong lòng khách hàng thì 'chìa khóa' quan trọng là phải có sự hài hòa giữa chất lượng 'cứng' và chất lượng 'mềm'. Cùng với đó là sản xuất xanh, kiên trì tham gia kết nối, trực tiếp đi kể câu chuyện về sản phẩm của mình...

Sách lược nào cho hàng Việt trước hàng loạt tổng kho ngoại quan của Trung Quốc?

Khả năng sống sót của hàng Việt trước sức ép cạnh tranh từ 'làn sóng' hàng Trung Quốc giá rẻ (nhờ vào lợi thế xây dựng hàng loạt tổng kho ngoại quan ở sát biên giới phía Bắc) đang là một dấu hỏi lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa cần có những sách lược hợp lý trong bối cảnh mới.

Hỗ trợ phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP

Trong thời gian qua, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ứng dụng công cụ mới để đưa hàng Việt đi xa

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, các hình thức kinh doanh, thương mại điện tử đã thay đổi nhiều so với trước.

Đòn bẩy đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp Việt vừa thoát bờ 'vực thẳm' vừa làm được chuyện lớn

Nhìn từ khả năng chinh phục thị trường toàn cầu của những doanh nghiệp (DN) thuần Việt như ABC Bakery hay RIR để thấy việc tận dụng đổi mới sáng tạo đi thẳng ra thị trường rồi nắm bắt các cơ hội lớn là rất quan trọng. Trong khi đó, trước con số đáng báo động về số DN rút lui khỏi thị trường, đang buộc khối nội đứng trước lựa chọn sinh tử là dùng đòn bẩy đổi mới sáng tạo nhằm vừa thoát bờ 'vực thẳm' vừa có thể làm được chuyện lớn.

Nắm bắt cơ hội khai thác các thị trường tỷ dân

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp (DN) cần có sự thích nghi, nắm bắt cơ hội để tiếp cận và phát triển tại các thị trường lớn, trong đó có các thị trường tỷ dân như: Trung Quốc, Ấn Độ…

Mối lo hàng Việt giảm sức cạnh tranh từ những điều khoản gây bất lợi cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh các DN vẫn gặp nhiều khó khăn, các nhà quản lý, hoạch định chính sách từ bộ, ngành cho đến địa phương cần tiếp tục cắt giảm những thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần giảm bớt những điều khoản trong luật, nghị định, thông tư gây bất lợi cho doanh nghiệp (DN).

Tăng tốc bán hàng qua công nghệ kỳ vọng giúp doanh nghiệp Việt thoát khó

Nhìn từ tính hiệu quả của việc livestream sẽ thấy việc mạnh dạn tăng tốc bán hàng thông qua ứng dụng các công nghệ mới nổi là rất cần thiết với các doanh nghiệp Việt giữa bộn bề thách thức như hiện nay. Điều này không những giúp mang lại làn gió mới cho người mua, mà còn cải thiện đầu ra, tăng doanh số, giảm chi phí trung gian, từ đó không còn mối lo phải rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp tiêu dùng và phân phối chuẩn bị tâm thế gì giữa xu thế M&A của khối ngoại?

Nhìn từ câu chuyện quỹ đầu tư của Trung Quốc đang nhắm mua cổ phần Bách Hóa Xanh, cho đến xu thế mua bán sáp nhập (M&A) của giới đầu tư ngoại ở ngành hàng tiêu dùng và phân phối tại Việt Nam, đang đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực này cần có tâm thế chuẩn bị tốt hơn. Nhất là làm sao để không phải 'bán mình' mà vừa có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và giúp nâng cao vị thế của khối nội.

Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản cần làm gì khi khó khăn còn bủa vây?

Nhìn từ tình hình thực tại ở ngành tôm hay đồ gỗ để thấy còn nhiều khó khăn, bất trắc vẫn đang bủa vây các doanh nghiệp chế biến trong ngành hàng nông lâm thủy sản khiến cho họ chưa thể tăng tốc nổi. Để thoát khó, ngoài những hỗ trợ của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vượt lên và tìm lối đi riêng cho mình.

Xây dựng chuỗi cung cấp gạo cho TP HCM

Ngày 1-3, Hội Doanh nghiệp (DN) hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ III (2024 - 2028) ở TP HCM. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành hội nhiệm kỳ III gồm 15 thành viên. Bà Vũ Kim Hạnh tiếp tục được tín nhiệm tái đắc cử chức Chủ tịch hội.

Doanh nghiệp 'tung chiêu' kích cầu mùa mua sắm Tết

Không ngồi im chờ khách, nhiều doanh nghiệp từ sản xuất mặt hàng tiêu dùng tới doanh nghiệp phân phối đã tự tìm cách để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, 'tung chiêu' kích cầu mùa mua sắm Tết.

Kết nối 'Chín Rồng' từ Mekong Connect

Từ sáng kiến kết nối An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp, Diễn đàn Mekong Connect dần mở rộng cấp khu vực ĐBSCL, phát triển lên cấp vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, hướng tới trở thành diễn đàn thường niên công - tư lớn nhất khu vực. Cùng với hạ tầng giao thông thủy, bộ và nhiều nguồn lực được đầu tư, Mekong Connect được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quy hoạch tích hợp ĐBSCL đi đúng hướng, phát huy vị trí, vai trò quan trọng của đất 'Chín Rồng'.

Kích hoạt bán hàng với công cụ mới cho 'vựa nông sản' miền Tây

Để kích hoạt bán hàng với công cụ mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - còn được mệnh danh là 'vựa nông sản' miền Tây, đang rất cần 'sức khỏe' của các doanh nghiệp (DN) ở vùng này phải thật sự mạnh lên, không ngừng gia tăng số lượng lẫn chất lượng DN, và hành động theo xu hướng mới về sản xuất xanh, sạch. Song song đó là việc tiếp tục thúc đẩy các chuỗi liên kết cho vùng này, điển hình như liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa ĐBSCL với 'cửa ngõ' lớn nhất cả nước về thương mại như Tp.HCM.

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng làm gì để tự 'cứu' mình trong mùa mua sắm cuối năm?

Hiện đang có nhiều yếu tố bất định và có rất nhiều sự thay đổi đối với tình hình thị trường trong mùa mua sắm cuối năm nay. Để tự 'cứu' mình sau giai đoạn khó khăn vừa qua và trước những thách thức trong thời gian tới, điều quan trọng là các doanh nghiệp, nhà bán lẻ trong ngành hàng tiêu dùng cần chọn lựa những giải pháp phù hợp cho mình để đáp ứng được yêu cầu mới của người tiêu dùng.

Tạo lực đẩy mạnh hơn cho 'sản phẩm xanh'

Đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa được ghi sản phẩm xanh lên bao bì để quảng bá nên khách hàng khó nhận biết.

Rục rịch chuẩn bị hàng cho mùa mua sắm lớn nhất năm

Một số nhà bán lẻ cho biết nguồn hàng hóa phục vụ Tết 2024 dự kiến tăng 30% so với cùng kỳ.

Chuẩn bị cho mùa Tết tiết kiệm

Do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng sẽ không còn vung tay sắm Tết ồ ạt như trước

Tìm lời giải cho 'bài toán' tiêu dùng trong mùa mua sắm cuối năm

Ngoài việc tiếp tục các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng thì 'bài toán' đang đặt ra cho các doanh nghiệp nội địa trong mùa mua sắm cuối năm nay là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng đang có sự phân hóa ngày càng mạnh giữa biến động của thị trường.

Người tiêu dùng Việt hướng tới sản phẩm thiết thực, tiết kiệm

Biến động kinh tế đã và đang tác động tới 'túi tiền' và thói quen mua sắm của đa số người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy khi đưa ra nhận định về xu hướng mua sắm Tết 2024, các chuyên gia cho rằng, sản phẩm thiết thực, tiết kiệm sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Có đến 28% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính

Theo khảo sát của Công ty Kantar Việt Nam, gần 1/2 số gia đình được khảo sát đã thắt chặt chi tiêu bằng cách giảm đi ăn uống ở bên ngoài và giảm sử dụng dịch vụ giải trí.

Làm gì để thực phẩm Việt tăng thêm sức hút trên thị trường toàn cầu?

Tăng thêm sức hút là một trong những 'chìa khóa' có thể mang lại thành công cho các doanh nghiệp (DN) thực phẩm Việt trên thị trường toàn cầu. Thế nhưng, điều đáng lo là hiện nay có nhiều DN trong lĩnh vực này vẫn chưa thực sự quan tâm đến chiến lược tiếp thị quốc tế, quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu để thâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau.

Ngành sản xuất thịt 'chạy đua' với xu hướng thực phẩm tương lai

Ở Mỹ bắt đầu cho bán thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, ngành chế biến thịt tại Đức điêu đứng khi người tiêu dùng 'ngán' thịt heo và nhắm đến tiêu thụ thịt nhân tạo, còn Singapore đã cấp phép bán lẻ thịt nhân tạo từ cách đây 3 năm… Nhìn vào những thay đổi như vậy đang đòi hỏi ngành sản xuất thịt của Việt Nam cần lưu tâm và chọn lối đi thích ứng tốt nhất để 'chạy đua' với xu hướng thực phẩm trong tương lai.

Cần nhanh chóng ban hành tiêu chí kinh tế xanh

Nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải sản xuất theo mô hình kinh tế xanh nhưng hiện ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chí cụ thể cho loại hình này.

Nông sản thực phẩm bản địa không lo thiếu đơn hàng nếu 'bắt trend' tiêu dùng quốc tế

Những mặt hàng nông sản thực phẩm mới của Việt Nam vừa có tính bản địa được ví như 'bắt trend' đang trình làng tại một hội chợ thực phẩm hàng đầu châu Á ở Thái Lan và thu hút đông đảo khách hàng quốc tế. Điều này mở ra cơ hội mới, đồng thời đơn hàng cho doanh nghiệp Việt sẽ không thiếu giữa khó khăn chung khi biết học hỏi và 'bắt nhịp' xu hướng mới của người tiêu dùng quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vừa mất đơn hàng, vừa 'đơn độc' chuyển đổi xanh

Trong tình trạng thiếu hoặc mất đơn hàng xuất khẩu như hiện nay, một phần nguyên nhân chủ quan được cho là vì nhiều doanh nghiệp (DN) Việt chưa đạt chuẩn về sản xuất xanh. Trong khi đó, để các DN sớm đầu tư cho chuyển đổi xanh lại là điều không thể khi mà nguồn lực tài chính hạn chế và có vẻ như họ đang 'đơn độc' vì thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết.

Doanh nghiệp Việt trong 'cuộc chiến' giữ thị phần

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt để giữ thị phần ngay trên sân nhà. Nếu không có chiến lược sản xuất, kinh doanh, tiếp thị phù hợp thì có thể nhiều DN Việt sẽ hụt hơi ngay tại thị trường nội địa.

Hóa giải 'bài toán khó' đưa đặc sản vùng miền vào siêu thị

Việc đưa đặc sản vùng miền của các DN nhỏ và vừa, HTX vào chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại lâu nay vẫn được ví như 'bài toán khó'. Thế nhưng, việc này có thể được 'hóa giải' nếu như có sự đồng cảm, liên kết chặt chẽ, cách thức mới về chia sẻ doanh thu, linh động chính sách… giữa nhà bán và nhà mua hàng để đôi bên cùng có lợi.

Doanh nghiệp cần hội nhập với 'kinh tế xanh'

Chưa bao giờ khái niệm 'kinh tế xanh' được quan tâm như hiện nay. Người tiêu dùng (NTD) trong nước sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm có tính 'xanh' và các nhà nhập khẩu trên thế giới cũng yêu cầu các doanh nghiệp (DN) khẩu xuất (XK) phải đáp ứng tiêu chuẩn 'xanh'. Chính vì vậy, việc tăng cường thực hiện hiệu quả năng lượng xanh, sạch đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết của nhiều ngành, lĩnh vực…

Hệ thống bán lẻ vào cuộc cạnh tranh

Tập đoàn Central Retail, một 'ông lớn' trong ngành bán lẻ của Thái Lan vừa công bố khoản đầu tư 50 tỷ bạt (tương đương 1,45 tỷ USD) để mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2023-2027. Việt Nam được dự báo vào top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vì thế các đại gia bán lẻ trong và ngoài nước đang chớp thời cơ để mở rộng quy mô.

519 doanh nghiệp được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao

Ngày 9/3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức họp báo công bố 519 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng bình chọn.

'Dò sóng' người tiêu dùng để hàng Việt cạnh tranh tốt hơn

Giữa khó khăn chung về thị trường trong nước và xuất khẩu, cơ hội vẫn mở ra cho doanh nghiệp Việt luôn biết nắm bắt với tâm thế sẵn sàng, đầu tư vào công nghệ, chế biến sâu. Và điều quan trọng là cần 'dò sóng' người tiêu dùng vốn đang có nhiều thay đổi để hàng Việt đáp ứng được những xu hướng mới nhằm cạnh tranh tốt hơn.

Hướng tới sản xuất hàng hóa 'chuẩn hội nhập'

Phát biểu tại lễ tổng kết 6 năm chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập do Hội Doanh nghiệp (DN) Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 22-2, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh sản xuất hàng hóa phải đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Nan giải sức mua nông sản, đặc sản Tết

Tâm lý thắt chặt hầu bao đang làm khó các nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản, đặc sản trong những ngày cao điểm cận Tết Nguyên đán 2023. Để thúc đẩy sức mua không là điều đơn giản, trong khi một số loại đặc sản lại có mức giá quá 'chát' so với thu nhập đang giảm sút ở người lao động.

Thích ứng các rào cản thương mại để mở rộng xuất khẩu

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) XK tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phát triển XK hàng hóa ra thị trường thế giới thông qua các nhà phân phối quốc tế…

'Chìa khóa' để doanh nghiệp khởi nghiệp đưa tài nguyên bản địa vươn xa

Khai thác và nâng cao giá trị nguồn tài nguyên nông nghiệp bản địa đang được các doanh nghiệp khởi nghiệp (doanh nông trẻ) lựa chọn. Yếu tố 'sống còn' là phải hiểu rõ thị trường, phải có sự sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất…

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn khó đầu ra

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5 - 3 % tổng diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất hữu cơ cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ…

Lan tỏa nông nghiệp hữu cơ

Để sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phát triển thì việc xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng là rất quan trọng. Điều này cần cả sự nỗ lực từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và chính người tiêu dùng.