Người bấm máy bằng 6 giác quan

Gần đây nhiều người mới biết đến nhà nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) - tác giả những bức ảnh lịch sử nổi tiếng về Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có bức ảnh đã thành biểu tượng của chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Nhưng Triệu Đại là ai? Và vì sao ông có mặt để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử đặc biệt ấy?

Biên niên sử bằng hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ (phần 1)

Theo các mũi xung kích mặt trận, nghệ sĩ nhiếp ảnh - phóng viên chiến trường Triệu Đại đã chụp toàn bộ hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Đây được coi là một tập biên niên sử bằng ảnh quý giá, mang dấu ấn thời đại.

Ra mắt sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'

Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử', nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Anh hùng Chu Văn Mùi - vẹn nguyên ký ức hào hùng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã cách đây 70 năm nhưng trong tâm trí ông Chu Văn Mùi, người Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ký ức về một thời khói lửa gian khổ, hào hùng của dân tộc Việt Nam vẫn vẹn nguyên cảm xúc.

Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trên quê hương Anh hùng Phan Đình Giót

Xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không chỉ được biết đến là quê hương của người Anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai-Phan Đình Giót, nơi đây còn được biết đến là địa phương 'đi đầu, bước trước' trong quá trình hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới và triển khai các công trình trọng điểm của quốc gia đi qua địa bàn Hà Tĩnh.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'

NGUYỄN PHI LONG Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Anh hùng chỉ huy mở cửa căn cứ địch Đặng Đình Hồ

Đồng chí Đặng Đình Hồ được mệnh danh là người anh hùng chỉ huy mở cửa căn cứ địch.

Nhà Xuất bản Thông tấn ra mắt sách ảnh 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử'

Với những hình ảnh, tư liệu quý, 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử' ghi lại trang sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhà xuất bản Thông tấn ra mắt sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'

Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) của cả nước, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'.

Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 3/5, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với các đơn vị tổ chức Triển lãm ảnh 'Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ' tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tại trưng bày về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Trưng bày chuyên đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại''. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Triển lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại là phóng viên chiến trường duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng.

Hà Nội: Triển lãm 'Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ' mở cửa đến 12-5

70 bức ảnh mang tính lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ của cố nhiếp ảnh gia Triệu Đại được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Chiến thắng Tu Vũ – bản hùng ca bất tử

'Không có trận Tu Vũ thì không có trận Him Lam - Độc lập' - Đó là khẳng định của Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nói về trận đánh Tu Vũ, trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hòa Bình toàn thắng. Đây là trận công kiên đầu tiên, thể hiện tính tự chủ, sáng tạo và linh hoạt của quân đội ta; là bản anh hùng ca về tinh thần hy sinh, ý chí dũng cảm, kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở Chiến dịch Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thông qua phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Điều chưa kể về anh hùng Phan Đình Giót

Chú tôi vốn là lính Điện Biên, nay đã bước sang tuổi 90, nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Tết vừa qua chú tôi đưa cháu ngoại về thăm ông bà nội của cháu, nhà ông bà nội ở số 3, đường Phan Đình Giót, TP Hà Tĩnh. Nhìn vào bảng chỉ đường, cháu đột nhiên hỏi: Ngoại ơi! Ông Phan Đình Giót làm gì mà được đặt tên phố? Ngoại thủng thỉnh trả lời: Phan Đình Giót là một chiến sỹ Điện Biên Phủ như ngoại cháu năm xưa.