Đánh thức tiềm năng, lợi thế từ rừng để phát triển du lịch cộng đồng

Thanh Hóa hiện có trên 648.370ha rừng và đất lâm nghiệp. Hệ sinh thái rừng của tỉnh rất đa dạng, phong phú, là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Phát huy lợi thế trên, những năm qua tỉnh ta đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, gắn với việc bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bền vững. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến phát triển kinh tế xanh bền vững

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy bền vững giá trị các hệ sinh thái tiêu biểu. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

Phát hiện nhiều bom đạn trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Quảng Trị

Trong đợt tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng mới đây, lực lượng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa phát hiện nhiều loại bom đạn sử dụng trong chiến tranh còn sót lại ở một số khu vực trong rừng sâu thuộc địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Hướng tới khai thác có hiệu quả du lịch trekking

Trekking là hình thức du lịch dã ngoại đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên. Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của các huyện miền núi phía Tây, tỉnh Thanh Hóa đã, đang tiến hành khảo sát, đánh giá điểm đến nhằm xây dựng và công bố tour du lịch trekking ngay trong năm 2024.

Lần theo tiếng hú của vượn Siki

Vượn Siki rất tinh khôn. Chúng ăn, ngủ ngay trên cây, rất ít khi xuống mặt đất. Vì thế, rất khó để ghi lại được hình ảnh của loài này

Tháo bẫy động vật hoang dã giữa rừng đại ngàn Trường Sơn

Mới tháng Tư mà vùng miền Tây Quảng Trị nắng như chảo rang. Ấy thế, khi bước vào những cánh rừng bạt ngàn 2-3 tầng lá nơi đây, mọi thứ dưới chân đều ẩm ướt và trơn trượt. Ông Nguyễn Tân Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa dẫn đầu Đội tuần tra bảo vệ rừng vừa dùng cây gậy gạt lớp lá mục đề phòng các loại côn trùng, rắn rít tấn công người, vừa nhằm mục đích phát hiện ra những chiếc bẫy động vật hoang dã để tháo gỡ.

Đặt 'bẫy ảnh' ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Quảng Trị

Thông qua đặt 'bẫy ảnh' ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), đã phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống để có phương án bảo vệ.

Kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học

Với vai trò người đứng đầu, Giám đốc Đỗ Ngọc Dương đã cùng tập thể Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu (Quan Hóa) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học hơn 28.000 ha rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý.

Gỡ bẫy thú rừng 'mỏi tay' trên dãy Trường Sơn

Hàng ngàn bẫy bắt thú rừng trong rừng tự nhiên dọc theo dãy Trường Sơn đã được lực lượng bảo vệ rừng tháo gỡ, tiêu hủy trong thời gian ngắn.

Quần thể cây di sản trên núi Bo Trẳm

Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB ngày 24/4/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nằm trên địa giới hành chính của 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa, với tổng diện tích 16.999,81 ha.

Khánh Hòa cho du khách tham quan nhà làm việc bác sĩ A.Yersin trên núi Hòn Bà

Khánh Hòa sẽ thí điểm cho du khách tham quan nơi làm việc của bác sĩ Alexandre Yersin trên đỉnh núi Hòn Bà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) dịp Tết Nguyên đán 2024.

'Đánh thức' Pù Luông

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông thành lập năm 1999 với diện tích 16.986,16 ha, thuộc địa phận 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.953,27 ha; phân khu phục hồi sinh thái 5.662,98 ha và phân khu hành chính dịch vụ 369,91 ha.

Lập hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Tum

Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Tum nếu được công nhận sẽ góp phần bảo tồn tính đang dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene quý hiếm.

Hội thảo về bảo tồn vượn má vàng Trung Bộ

Ngày 11-12, tại xã Sơn Lang (huyện Kbang), Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng phối hợp với Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam và Trung tâm Đa dạng nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức hội thảo với chủ đề: 'Bảo tồn vượn má vàng Trung Bộ-giải pháp kết nối cộng đồng bảo vệ sinh cảnh sống của loài'.

Giữ rừng ở Tân Lạc

Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Kết quả, toàn tỉnh đã hoàn thành việc chi trả DVMTR năm 2022 với số tiền 34 tỷ đồng cho các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng...

'Cuộc chiến' giành lại màu xanh cho rừng bảo tồn Đakrông

Tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông (Quảng Trị) diễn ra âm ỉ và dai dẳng nhiều năm, sau đó rộ lên trong các năm 2018 và 2019 khi một dự án thủy điện được triển khai xây dựng ngay vùng lõi khu bảo tồn này. Trước tình hình trên, cùng với thay đổi về quyền độc lập quản lý đơn vị, Ban quản lý (BQL) Khu BTTN Đakrông đã thực hiện hàng loạt giải pháp mới để… cứu rừng.

Nghiên cứu khoa học, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Những năm qua, Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững, trong đó nghiên cứu khoa học được xem là nhiệm vụ then chốt để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hiện có một cách hiệu quả.

Nhiều khó khăn khi xử lý tình trạng xâm lấn đất rừng khu bảo tồn

Phần lớn diện tích đất, rừng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được bàn giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, khu bảo tồn, các địa phương quản lý, bảo vệ và sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát, hiện có hàng nghìn héc ta đất rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ thuộc lâm phần các khu bảo tồn quản lý đang bị xâm canh, xâm lấn. Điều đáng nói là quá trình bóc tách, thu hồi và xử lý tình trạng này đang gặp không ít khó khăn.

Điều ít người biết về 6 loài chim bạc má nổi tiếng nhất Việt Nam

Trong thế giới chim chóc, họ Bạc Má (Paridae) gồm những loài chim nhỏ giống chim sẻ, thường có hai dải lông màu trắng bạc ở hai bên mặt. Sau đây là các loài chim bạc má hiện diện ở Việt Nam.

Ra mắt Ban Công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông giai đoạn 2023 - 2025

Sáng nay 31/10, Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức lễ ra mắt Ban Công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông giai đoạn 2023 - 2025 (gọi tắt là Ban Công tác đa bên).

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Những năm qua, Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên đã có nhiều giải pháp trong công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.

Xác định lại ranh giới và di dời dân ra ngoài Khu BTTN Tà Cú

Hiện nay, trong lâm phần thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tà Cú có hàng trăm hộ dân đang sinh sống. Thế nhưng, việc di dời dân ra khỏi khu bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn...

Phát hiện loài Mang quý ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật đặc trưng vùng núi, Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Hu (Quan Hóa) đã triển khai nhiệm vụ khoa học 'Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bổ và bảo tồn các loài Mang tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu', giai đoạn 2022-2024.

Kết quả kiểm tra thông tin 3,2ha rừng đặc dụng bị chặt phá

Từ thông tin phản ánh, huyện Quan Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin 3,2ha rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu bị chặt phá.

Phát triển du lịch tại Khu BTTN Xuân Liên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) được ví như 'kho báu' nơi miền Tây xứ Thanh. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cùng hệ động, thực vật phong phú và những hang động, thác nước đẹp say lòng người...

Xem loài thú quý hiếm được cả thế giới cùng bảo vệ

Thời gian dài không xuất hiện, loài thú này bị cho là đã tuyệt chủng. Thế nhưng, năm 2016 chúng bỗng tái xuất trở lại ở khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, khiến các các nhà khoa học, bảo tồn vui mừng khôn xiết.

Hội thảo tham vấn phương án chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên

Việc nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên là điều rất cần thiết nhằm nâng cao công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giá trị đa dạng sinh học, các loài động, thực vật quý, hiếm, đặc hữu. Đồng thời, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, phòng hộ đầu nguồn, khai thác tiềm năng lợi thế của tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế bền vững.

Để các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia luôn 'xanh'

Thực tế đã chứng minh rằng, phát triển du lịch là con đường gần nhất để phổ biến và thông tin đến cộng đồng về vai trò và giá trị của tài nguyên tại các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), vườn quốc gia (VQG). Và ngược lại, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học tại các khu BTTN, VQG chính là giải pháp tốt nhất để thúc đẩy phát triển 'du lịch xanh' trong tương lai.

Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên: Cách làm của các điểm đến

Tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng cơ sở lưu trú thân thiện với môi trường, chú trọng phổ biến du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên... là những biện pháp đã, đang được các địa phương, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chú trọng, nhằm phát triển 'du lịch xanh', bền vững.

Giải cứu động vật quý hiếm trên 'cổng trời'

Tháng 9-2023, mưa lớn liên tục diễn ra trên vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Lợi dụng thời tiết này, các đối tượng săn, bẫy thú rừng vào Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa để đặt bẫy. Chính vì thế, trong mỗi đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng thuộc Khu BTTN phải 'quần thảo' nhiều ngày nhằm 'soi' kỹ những khu vực khả năng cao bị đặt bẫy để tìm, giải cứu động vật mắc bẫy; đồng thời tháo gỡ, phá hủy các loại bẫy kép (còn gọi là bẫy hổ).

Báo động tình trạng tàu hết hạn đăng kiểm trên lòng hồ Cửa Đạt

Tàu du lịch trên lòng hồ Cửa Đạt đưa khách tham quan tuyến du lịch dã ngoại Thác Yên bị buộc dừng khai thác do chưa được cấp phép và hết hạn đăng kiểm.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Với mục tiêu bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng và bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, những năm qua, lực lượng kiểm lâm Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông đã phối hợp với chính quyền các xã, ban quản lý các thôn đẩy mạnh tuyên truyền quy định về bảo vệ rừng. Đồng thời, tham mưu cho chính quyền các xã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào sinh sống ở vùng đệm khu bảo tồn chuyển đổi cơ cấu sản xuất và triển khai các biện pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.

Vào rừng đặc dụng Thanh Hóa, tận thấy hầm của 'vàng tặc' sâu hun hút

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có chỉ đạo cơ quan chức năng truy quét, lấp hầm, tiêu hủy lán trại của các đối tượng đào đãi vàng trái phép tại bản Tân Phúc, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa.

Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh danh vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Mới đây, tại Lễ trao giải của tổ chức uy tín World Travel Awards (WTA) lần thứ 30 tại TP HCM, vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương đã được vinh danh là VQG hàng đầu châu Á trong năm 2023. Đây là lần thứ năm liên tiếp VQG Cúc Phương giữ danh hiệu cao quý này.

Sâm Ngọc Linh bén rễ ở Sa Mù

Sau quá trình chăm sóc, cây sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)- 'quốc bảo' của Việt Nam, đã bén rễ dưới lớp mùn đỉnh Sa Mù (Quảng Trị). Kỳ vọng về một vùng sâm quý ở độ cao trên một ngàn mét đang dần hiện ra...

Nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích 24.200 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn gen ở khu bảo tồn.

Bảo tồn thiên nhiên, phát triển sinh kế

Không chỉ có lợi thế về tài nguyên rừng, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống sông hồ, đầm phá rộng lớn mang tính đa dạng sinh học cao, thuận lợi để phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển du lịch sinh thái, khám phá rừng đặc dụng

Du lịch sinh thái, khám khá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với hệ sinh thái đa dạng phong phú, cảnh sắc hoang sơ, Ðiện Biên đã và đang tích cực xây dựng, gọi mời thu hút đầu tư trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG: Chung tay giữ rừng bền vững

'Bây giờ đi tuần tra thấy cây rừng được bảo vệ tốt cái bụng của mình vui lắm. Vì giữ được rừng nên nguồn nước sinh hoạt, sản xuất trong thôn luôn ổn định' - Pả Thảo, từng là một lâm tặc 'khét tiếng', cho biết

Bảo tồn động vật hoang dã, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá. Bài 1: Rừng Quảng Trị - nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm

Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều dạng sinh cảnh, là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm. Để bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng về loài và nguồn gen, tỉnh Quảng Trị đã thành lập 2 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là Đakrông và Bắc Hướng Hóa, 1 khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

Nơi an cư của những loài linh trưởng quý hiếm

Những cánh rừng với độ cao đa dạng tại vùng Bắc Hướng Hóa đang là nơi sinh trưởng của nhiều loài linh trưởng quý hiếm nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt

Ngắm trọn biển Hồ Cốc từ đỉnh Tầm Bồ

Ngoài các bãi tắm, resort nổi tiếng, Hồ Cốc còn có đỉnh núi ẩn mình giữa rừng xanh, nơi ngắm trọn eo biển mà ít người biết.

Miền Trung nỗ lực phòng chống cháy rừng

Miền Trung đang cao điểm mùa nắng nóng, nhiệt độ luôn ở mức 40oC, có nơi 41-42oC. Mới đây, một vụ cháy rừng bùng phát tại Hà Tĩnh khiến 15ha rừng trồng bị thiêu rụi. Trước tình hình này, các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã gấp rút triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ rừng.

Trả lời kiến nghị của cử tri Quỳ Hợp về việc cho thuê đất rừng để trồng keo nguyên liệu

Cử tri các bản Na Noong, Pòng, Công, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp phản ánh đất rừng phòng hộ do Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho một số hộ thuê đất để trồng keo nguyên liệu tại khu vực Nắm Lạt, Bản Hy thuộc tiểu khu 283 không đúng quy định.

Chủ động phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở Nam Giang

Trong bối cảnh nắng nóng gay gắt kéo dài như hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Nam Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam

Chiều 17/5, tại TP. Vinh, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2023).