'Vũ khí' thiên nhiên giúp Nhật Bản đánh bại đội quân của Hốt Tất Liệt

Vào năm 1274 và 1281, Hốt Tất Liệt thực hiện cuộc xâm lược Nhật Bản nhưng đều thất bại. Một 'vũ khí' thiên nhiên đã giúp Nhật Bản đánh tan quân xâm lược.

Trong thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn đã 2 lần chỉ huy quân đội Mông Cổ tấn công xâm lược Nhật Bản. Đây là những chiến dịch quân sự đầy tham vọng của Hốt Tất Liệt nhằm mở rộng lãnh thổ, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Trong thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn đã 2 lần chỉ huy quân đội Mông Cổ tấn công xâm lược Nhật Bản. Đây là những chiến dịch quân sự đầy tham vọng của Hốt Tất Liệt nhằm mở rộng lãnh thổ, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Theo sử sách, vào năm 1274, Hốt Tất Liệt phát động cuộc tấn công xâm lược Nhật Bản lần đầu tiên. Khi ấy, ông huy động khoảng 500 - 900 chiến thuyền với hơn 40.000 binh sĩ áp sát bờ vịnh Hakata.

Theo sử sách, vào năm 1274, Hốt Tất Liệt phát động cuộc tấn công xâm lược Nhật Bản lần đầu tiên. Khi ấy, ông huy động khoảng 500 - 900 chiến thuyền với hơn 40.000 binh sĩ áp sát bờ vịnh Hakata.

Với ưu thế về vũ khí và quân số, lực lượng Mông Cổ ban đầu đánh bại lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản. Do đó, binh sĩ Nhật Bản lui vào trong phòng thủ. Quân Mông Cổ không dám truy kích vì lo sợ rơi vào trận địa mai phục của Nhật Bản. Vì vậy, binh sĩ của Hốt Tất Liệt ở lại trên thuyền.

Với ưu thế về vũ khí và quân số, lực lượng Mông Cổ ban đầu đánh bại lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản. Do đó, binh sĩ Nhật Bản lui vào trong phòng thủ. Quân Mông Cổ không dám truy kích vì lo sợ rơi vào trận địa mai phục của Nhật Bản. Vì vậy, binh sĩ của Hốt Tất Liệt ở lại trên thuyền.

Thế nhưng, trong tối hôm ấy, một cơn bão lớn đổ bộ vào bờ đã đánh tan hạm đội của Hốt Tất Liệt đang neo đậu tại bờ vịnh Hakata. Hậu quả là hàng ngàn binh sĩ và nhiều tàu chiến chìm xuống biển. Do bị thiệt hại lớn lên đội quân của Hốt Tất Liệt phải rút về nước.

Thế nhưng, trong tối hôm ấy, một cơn bão lớn đổ bộ vào bờ đã đánh tan hạm đội của Hốt Tất Liệt đang neo đậu tại bờ vịnh Hakata. Hậu quả là hàng ngàn binh sĩ và nhiều tàu chiến chìm xuống biển. Do bị thiệt hại lớn lên đội quân của Hốt Tất Liệt phải rút về nước.

Sau thất bại lần đầu, Hốt Tất Liệt chuẩn bị cho cuộc xâm lược Nhật Bản tiếp theo. Sau 7 năm chuẩn bị, vị hoàng đế nhà Nguyên này phái quân xâm lược Nhật Bản vào tháng 8/1281.

Sau thất bại lần đầu, Hốt Tất Liệt chuẩn bị cho cuộc xâm lược Nhật Bản tiếp theo. Sau 7 năm chuẩn bị, vị hoàng đế nhà Nguyên này phái quân xâm lược Nhật Bản vào tháng 8/1281.

Đoàn quân xâm lược của Hốt Tất Liệt với hơn 4.000 tàu chiến và 140.000 binh sĩ lên đường và tiến vào bờ biển Nhật Bản. Tuy nhiên, họ vấp phải sự chống trả quyết liệt của lực lượng Nhật Bản nên mãi không chiếm được đảo Kyushu.

Đoàn quân xâm lược của Hốt Tất Liệt với hơn 4.000 tàu chiến và 140.000 binh sĩ lên đường và tiến vào bờ biển Nhật Bản. Tuy nhiên, họ vấp phải sự chống trả quyết liệt của lực lượng Nhật Bản nên mãi không chiếm được đảo Kyushu.

Trong khi hai bên đang ở thế giằng co, một cơn cuồng phong nổi lên. Theo đó, thảm kịch thiên nhiên này khiến nhiều tàu chiến của Mông Cổ va vào nhau hoặc đâm vào mỏm đá khiến hàng ngàn binh lính chết đuối. Do chỉ còn vài trăm tàu chiến và không đủ sức chiến đấu giành chiến thắng trước Nhật Bản, lực lượng Mông Cổ rút quân về nước.

Trong khi hai bên đang ở thế giằng co, một cơn cuồng phong nổi lên. Theo đó, thảm kịch thiên nhiên này khiến nhiều tàu chiến của Mông Cổ va vào nhau hoặc đâm vào mỏm đá khiến hàng ngàn binh lính chết đuối. Do chỉ còn vài trăm tàu chiến và không đủ sức chiến đấu giành chiến thắng trước Nhật Bản, lực lượng Mông Cổ rút quân về nước.

Theo các chuyên gia, "vũ khí" thiên nhiên đã giúp Nhật Bản 2 lần đánh tan quân xâm lược Mông Cổ là "thần phong" Kamikaze.

Theo các chuyên gia, "vũ khí" thiên nhiên đã giúp Nhật Bản 2 lần đánh tan quân xâm lược Mông Cổ là "thần phong" Kamikaze.

Người Nhật Bản có truyền thuyết kể về thần sấm sét và bão tố Raijin (còn gọi là Lôi thần) đã tạo ra ngọn “thần phong” Kamikaze. Do đó, “cơn bão thần” Kamikaze đánh tan quân Mông Cổ và giúp người Nhật Bản bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Người Nhật Bản có truyền thuyết kể về thần sấm sét và bão tố Raijin (còn gọi là Lôi thần) đã tạo ra ngọn “thần phong” Kamikaze. Do đó, “cơn bão thần” Kamikaze đánh tan quân Mông Cổ và giúp người Nhật Bản bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Thần Raijin thường được miêu tả có hình dạng dữ tợn của một con quỷ đang đánh trống để tạo ra sấm chớp.

Thần Raijin thường được miêu tả có hình dạng dữ tợn của một con quỷ đang đánh trống để tạo ra sấm chớp.

Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vu-khi-thien-nhien-giup-nhat-ban-danh-bai-doi-quan-cua-hot-tat-liet-1694034.html