Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, bị chiếm ngôi báu sau 2 năm?

Lên ngôi năm 2 tuổi, làm vua trong 2 năm, sau đó vị vua này bị chính ông ngoại chiếm mất ngôi báu.

1. Vị vua này là ai?

Trần Duệ Tông
Trần Phế Đế
Trần Thiếu Đế
Trần Thuận Tông

Chính xác

Trần Thiếu Đế (1396-?) tên húy là Trần An. Ông là con trưởng của vua Trần Thuận Tông và hoàng hậu Lê Thánh Ngâu - con gái lớn của Hồ Quý Ly. Ông lên ngôi năm 1398, khi mới 2 tuổi, trẻ nhất trong các vua nhà Trần và cũng tại vị ít nhất. Chỉ 2 năm sau, Trần Thiếu Đế bị chính ông ngoại mình là Hồ Quý Ly ép phải nhường ngôi báu.

2. Đây là vị vua thứ mấy triều Trần?

8
10
12
14

Chính xác

Triều đại nhà Trần kết thúc vào năm 1400, sau 175 trị vì với 12 đời vua. Vị vua thứ 11 là 11 Trần Thuận Tông bị Hồ Quý Ly ép dời bỏ kinh thành, nhường ngôi báu cho con trai 2 tuổi. Như vậy, Quý Ly vừa thực hiện được lời thề “giúp truyền đến đời sau”, vừa thuận lợi trong việc nắm giữ quyền định đoạt mọi việc triều chính. Không những vậy, Hồ Quý Ly còn ép vua Trần Thuận Tông đi tu rồi sai người giết chết. Trần Thiếu Đế sau đó lên ngôi, là vị vua thứ 12 và cũng là vị vua cuối cùng của triều đại này.

3. Số phận ông ra sao sau khi bị phế truất?

Trở thành dân thường
Bị giam vào ngục đến khi mất
Bị bức tử
Giữ được tính mạng

Chính xác

Dù bị phế, vì là cháu ngoại của Hồ Quý Ly, vua Trần Thiếu Đế giữ được tính mạng của mình. Ông bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Về sau, sử sách không còn nhắc đến vị vua này nên không rõ năm mất của ông.

4. Đâu là nhận xét đúng về Hồ Quý Ly?

Có năng lực, được lòng dân
Có nhiều cải cách giáo dục tiến bộ
Tham vọng lớn, tư tưởng mới mẻ, hợp ý dân
Ăn chơi để mất nước

Chính xác

Hồ Quý Ly được xem là nhà cải cách giáo dục. Ông là vị vua đầu tiên đưa môn Toán vào nội dung thi cử, dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã dịch thiên “Vô dật” trong Kinh thư ra chữ Nôm để dạy vua và hoàng tử, hậu phi, con cái nhà quan, cung nữ; soạn sách Thi nghĩa (giải thích Kinh thi) bằng chữ Nôm; làm thơ Nôm.

Ngoài ra, Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải cách, nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của giáo dục, thi cử. Ông đã cho mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền và định lại phép thi cho có quy củ.

Sử gia Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược viết: “Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thủy chung (trước sau), thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu”.

Sách Hồ Quý Ly và những cuộc cải cách trong lịch sử của Viện Sử học Việt Nam nêu nhận định: “Những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và đã phản tác dụng, gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân”.

5. Ai không mang họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần?

Dương Nhật Lễ
Dương Khương
Trịnh Kiểm
Hồ Hán Thương

Chính xác

Dương Nhật Lễ còn có tên khác là Trần Nhật Kiên, ông ở ngôi từ tháng 7/1369-12/1370. Do chỉ đặt niên hiệu Đại Định nên ông thường được gọi là Đại Định Đế. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là con của kép hát Dương Khương và Vương mẫu. Khi mẹ đang mang thai ông thì bị ép phải lấy Trần Nguyên Dục – anh vua Trần Dụ Tông. Về sau do Trần Dụ Tông không có con nên nhận Dương Nhật Lễ làm con nuôi và truyền ngôi cho. Ông trị vì được hơn 1 năm thì bị hoàng thân nhà Trần lật đổ.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-vua-len-ngoi-nam-2-tuoi-bi-ong-ngoai-chiem-mat-ngoi-bau-2249077.html