Vị tướng Việt nào khiến kẻ thù không dám gọi tên?

Trong lịch sử nước ta, có một danh tướng từng khiến giặc khiếp sợ uy danh đến mức không ai dám gọi thẳng tên húy.

1. Vị tướng nào khiến kẻ thù sợ đến mức không dám gọi tên?

Lý Thường Kiệt
Quang Trung
Trần Quốc Tuấn
Phạm Ngũ Lão

Chính xác

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là vị tướng kiệt xuất của triều Trần. Ông từng tham gia cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Theo nhiều tài liệu lịch sử, quân Nguyên Mông bấy giờ rất sợ uy danh của ông, thậm chí không dám gọi thẳng tên húy. Mỗi khi nói về ông, chúng chỉ dám dùng từ An Nam Hưng Đạo Đại vương.

Trần Quốc Tuấn mất năm 1300, phụng sự hết lòng 4 đời vua là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông.

2. Đâu là câu nói nổi tiếng của ông?

Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác
Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng
Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc
Ta thà làm ma đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc

Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai (năm 1285), trước thế giặc mạnh, vua Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có ý dò hỏi: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”. Quốc Tuấn bèn trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.

Khi cuộc kháng chiến chính thức xảy ra, Trần Quốc Tuấn chỉ huy, trực tiếp đánh tan quân giặc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Hưng Đạo Vương lại giao chiến với Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, đánh bại được, giặc chết rất nhiều”. Thoát Hoan sau đó phải chui vào ống đồng trốn về nước.

Trong khi đó, câu: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác” là của thái sư Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất.

Câu: “Ta thà làm ma đất Nam còn hơn là vương đất Bắc” là của Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng khi bị giặc Nguyên bắt trong kháng chiến lần hai.

Câu: “Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc” là của Lý Thường Kiệt nói với vua Lý Nhân Tông khi quan quân nhà Tống tính chuyện bành trướng xuống phương Nam.

3. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn có tên là gì?

Bạch Đằng giang phú
Hịch tướng sĩ
Tụng giá hoàn kinh sư
Thất trảm sớ

Chính xác

Hịch tướng sĩ là áng thiên cổ hùng văn của Trần Quốc Tuấn. Bài hịch được viết ngay trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2.

Mở đầu bài hịch là ví dụ về những bậc anh hùng trung nghĩa lấy thân mình chết thay cho vua để răn dạy quân sĩ, sau đó chỉ ra hàng loạt những tội ác của quân Nguyên Mông.

Ông cũng chia sẻ nỗi uất ức, căm thù giặc đến “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” và phê phán nghiêm khắc thói ăn chơi hưởng lạc, thái độ bàng quan của một số tướng sĩ.

4. Trần Quốc Tuấn từng nấu nước tắm cho ai để hóa giải hiềm khích?

Trần Thủ Độ
Trần Quốc Toản
Trần Khát Chân
Trần Quang Khải

Chính xác

Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải vốn là anh em con chú, con bác.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, do việc cha của Trần Quang Khải (vua Trần Thái Tông) bị Thái sư Trần Thủ Độ ép lấy vợ của anh trai là Trần Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn) nên giữa hai người có hiềm khích.

Một lần, Trần Quốc Tuấn chủ động làm hòa, ngỏ ý muốn tắm thơm cho Trần Quang Khải và được ông đồng ý. Từ đó, mối hiềm khích được cởi bỏ, hai ông trở nên thân thiết. Về sau, cả hai ông đã có những đóng góp to lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

5. Trần Quốc Tuấn đã khuyên vua Trần điều gì khi ông qua đời?

Xây dựng đội quân vững mạnh
Chăm lo cho dân
Củng cố quan hệ bang giao
Chú trọng chọn người tài

Chính xác

Khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm, vua Trần Anh Tông tới thăm. Trước khi mất, Trần Quốc Tuấn đã dặn vua nên lấy dân làm gốc. Ông nói: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Mùa thu năm 1300, Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được phong Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Ông được người đời tôn vinh là anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhà chính trị, danh tướng Việt Nam.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-tuong-viet-nao-khien-ke-thu-khong-dam-goi-ten-2186465.html