Vị thế của đồng USD đang mờ nhạt ở Trung Đông

Iraq vừa cấm các giao dịch bằng đôla Mỹ, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có kế hoạch bán dầu mỏ nhưng tránh giao dịch bằng đồng bạc xanh. Vị thế của USD có mờ mịt như nhiều người đồn đoán?

Thông thường, vì nội tệ liên tục mất giá, người Iraq phải mua những món hàng có giá trị bằng đôla.

Bất cứ ai ở Iraq muốn mua một chiếc xe hơi hoặc một ngôi nhà trong tuần này đều gặp phải một cú sốc khó chịu. Chủ nhật tuần trước, Chính phủ Iraq tuyên bố cấm thực hiện các giao dịch cá nhân hoặc kinh doanh bằng đôla Mỹ.

Nhiều chính trị gia Iraq đã phàn nàn rằng đất nước của họ quá phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Ảnh: DW.

Trong nhiều thập kỷ, đôla Mỹ là loại tiền tệ được săn đón nhất ở Trung Đông nếu người dân không có đủ Dirham, Dinar, Riyal hoặc bảng Anh trong tay. Nhưng điều đó có thể đang bắt đầu thay đổi. Trong vài tháng qua, các chính trị gia cấp cao ở một số quốc gia Trung Đông đã đưa ra những tuyên bố cho thấy sự thống trị của đồng USD trong khu vực có thể mất dần.

Vào tháng 2, cũng một phần nhờ vào cuộc khủng hoảng tiền tệ của xứ cờ hoa, Iraq tuyên bố họ sẽ làm ăn với Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ, thay vì đồng bạc xanh.

Các quốc gia Trung Đông tìm kiếm giải pháp thay thế

Đầu năm nay, Bộ trưởng Tài chính của Saudi Arabia cho biết nước này cũng "sẵn sàng" bán dầu bằng các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm cả đồng Euro và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Tương tự, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho rằng họ sẽ hợp tác với Ấn Độ, sử dụng đồng nội tệ của quốc gia này.

Năm ngoái, Ai Cập đã công bố kế hoạch phát hành trái phiếu - chứng khoán tài chính giúp Chính phủ huy động tiền - bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ngoài ra, quốc gia này đã phát hành trái phiếu bằng đồng Yên (Nhật).

Dubai gần đây đã tổ chức một cuộc triển lãm về tiền điện tử và đang nghiên cứu các giải pháp thay thế tiền kỹ thuật số. Ảnh: DW.

Ngoài ra, một số quốc gia Trung Đông - Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Algeria và Bahrain - cho biết họ muốn tham gia khối địa chính trị được gọi là BRICS mội khối gồm các nền kinh tế (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Tháng 6 tới, Nga cho biết BRICS sẽ thảo luận về việc tạo ra một loại tiền tệ mới cho thương mại xuyên biên giới giữa các thành viên.

Kể từ năm 2021, UAE cũng là một phần của dự án thí điểm do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ điều hành. Dự án này xem xét các khoản thanh toán kỹ thuật số, xuyên biên giới có thể bỏ qua đồng đôla. Những người tham gia khác là Thái Lan, Hồng Kông và Trung Quốc.

USD bị đe dọa vị thế

Những lựa chọn thay thế cho đồng đôla Mỹ đã dẫn đến một loạt các tiêu đề đáng báo động gần đây: "Liệu sự thống trị của đồng đôla có bị đe dọa không?", Thời báo New York đặt câu hỏi vào tháng Hai: "Hãy chuẩn bị cho một thế giới tiền tệ đa cực". Trong khi đó, tờ Financial Times cảnh báo vào tháng Ba: "Xu hướng đôla hóa đang diễn ra với tốc độ 'đáng kinh ngạc',…

Theo Bloomberg, Đôla Mỹ hiện chiếm khoảng 58% dự trữ ngoại hối chính thức trên toàn cầu, giảm từ 73% vào năm 2001. Vào cuối những năm 1970, tỷ lệ này là 85%.

Tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga tại Pháp trị giá hơn 70 tỷ USD đã bị đóng băng vào tháng 3 năm ngoái. Ảnh: DW.

Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia khẳng định rằng việc rời xa đồng đôla đang diễn ra chậm hơn nhiều so với các tiêu đề trên báo chí gần đây. Và điều này chắc chắn đúng với Trung Đông.

Theo nhiều nhà phân tích, tại các quốc gia vùng Vịnh, đồng đôla vẫn thống trị

Kể từ những năm 1970, các quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu mỏ đã có quan hệ đối tác với Mỹ, nơi Mỹ đảm bảo an ninh và các nước như Saudi Arabia và UAE xuất khẩu dầu mỏ. Hầu hết quốc gia vùng Vịnh, ngoại trừ Kuwait đã cố định đồng tiền của họ với đồng đôla Mỹ.

Hasan Alhasan, một nhà nghiên cứu về chính sách Trung Đông của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, lưu ý: “Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy mọi người “vùng vẫy” khỏi đồng đôla là việc phá bỏ neo giá của loại tiền đó”. "Nhưng đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa thấy điều đó."

Daniel McDowell, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Syracuse ở New York, trả lời: “Có khả năng” khi được hỏi liệu những khẳng định của các nhà lãnh đạo Saudi Arabia có báo hiệu sự sụp đổ của đồng đôla ở Trung Đông hay không.

Giữa khủng hoảng kinh tế, đồng tiền của Ai Cập cũng sụt giá nghiêm trọng. Ảnh: dw.

Đối với các quốc gia sản xuất dầu mỏ, như Saudi Arabia, những tuyên bố và kích động kiểu này cũng là một cách để thu hút sự chú ý của Mỹ. “Tán tỉnh” Trung Quốc có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ tập trung hơn vào lợi ích của các quốc gia vùng Vịnh."

Tuy nhiên, ông McDowell không loại trừ khả năng một ngày nào đó sự thống trị của đồng đôla sẽ mất dần.

‘Quay lưng’ với USD vì chiến tranh ở Ukraine

Theo DW, các chuyên gia đều đồng ý rằng có thể có hai lý do chính khiến người Trung Đông chuyển sang sử dụng các đồng tiền khác.

Lý do đầu tiên liên quan đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ông McDowell nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt là một phần rất quan trọng của cuộc tranh luận. Cuốn sách mới của ông - “Bucking the Buck: US Financial Ilictions and the International Backlash Against the Dollar," cũng lập luận rằng "Mỹ càng sử dụng đồng đôla như một vũ khí trong chính sách đối ngoại, thì các đối thủ của họ sẽ càng có nhiều động thái đáng chú ý”.

Hiện tại, có rất nhiều tiền của Nga chảy qua các nước ở Trung Đông và châu Á - những quốc gia chọn không đứng về Mỹ và các đồng minh.

Theo ông Alhasan, lý do thứ hai khiến một số quốc gia Trung Đông có thể muốn rời xa đồng đôla là thị trường dầu mỏ. Ông lập luận: “Tôi có cảm giác Mỹ đang cố gắng viết lại các quy tắc của thị trường dầu mỏ toàn cầu – nhằm nhắm vào lợi ích của Nga và điều đó gây ra mối đe dọa chiến lược đối với Saudi Arabia”.

Saudi Arabia là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Ảnh: DW.

Vào tháng 3, Bộ trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói rằng nếu bất kỳ quốc gia nào cố gắng áp đặt giá trần đối với xuất khẩu dầu của nước này, giống như cách đã làm với Nga, quốc gia của ông sẽ không giao dịch với nước này nữa.

Một ngày sau, Bộ trưởng Năng lượng của Algeria đã lặp lại tuyên bố đó.

Maria Demertzis, giáo sư về chính sách kinh tế tại Viện Đại học Châu Âu ở Florence, (Italy) và là thành viên cấp cao tại Bruegel, một tổ chức tư vấn kinh tế, lập luận rằng đây là lý do tại sao xu hướng tránh xa đồng đô la Mỹ có vẻ sẽ tiếp tục chừng nào các lệnh trừng phạt vẫn còn.

Ngoài ra, việc Mỹ và châu Âu đóng băng tài sản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga tại các khu vực pháp lý của họ cũng đã “vũ khí hóa” các ngân hàng trung ương và có thể gây thiệt hại cho hệ thống tài chính quốc tế.

Ở Trung Đông, điều đó đã được chuyển thành "cảm giác lo ngại thực sự về Mỹ và thậm chí cả EU, vũ khí hóa chưa từng có đối với thương mại và tài chính quốc tế, trong bối cảnh chiến tranh với Nga", Alhasan kết luận.

Đây là lý do tại sao các quốc gia ở Trung Đông "đang chuẩn bị cho một thế giới toàn cầu đa cực hơn, nơi họ sẽ muốn có vị trí tốt nhất để hành động bên trong và bên ngoài các khu vực đôla hóa”.

Trong những ngày qua, giá đồng bạc xanh của Mỹ trượt giảm sau đà tăng mạnh những ngày qua, chỉ số USD-Index mất 0,3 điểm, còn 103,29 điểm.

Đôla Mỹ giảm khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng do các điều kiện tín dụng đã thắt chặt, Ngân hàng trung ương Mỹ có thể không cần tăng lãi suất càng nhiều.

Điệp Nguyễn (Theo DW)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/vi-the-cua-dong-usd-dang-mo-nhat-o-trung-dong-post248609.html