Vì sao Nga không bất ngờ về sức mạnh tên lửa hành trình SCALP EG Pháp?

Với việc thu được tên lửa hành trình Storm Shadow gần như nguyên vẹn của Anh, Nga sẽ không còn bất ngờ về sức mạnh tên lửa hành trình SCALP EG của Pháp.

Pháp sẽ cung cấp tên lửa hành trình tầm xa SCALP EG cho cuộc xung đột tại Đông Âu.

"Tôi đã quyết định tăng cường chuyển giao vũ khí và thiết bị để giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 10/7 phát biểu khi tới Vilnius, Litva dự hội nghị thượng đỉnh NATO.

Ông Macron nói rằng loại vũ khí được chuyển giao là tên lửa hành trình tầm xa SCALP EG nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về số lượng.

Giới quan sát cho rằng Nga sẽ không bất ngờ về sức mạnh của tên lửa SCALP EG, bởi trước đó Nga đã thu được loại tên lửa này vốn mang định danh Storm Shadow trong biên chế của Anh.

Giới quan sát cho rằng Nga sẽ không bất ngờ về sức mạnh của tên lửa SCALP EG, bởi trước đó Nga đã thu được loại tên lửa này vốn mang định danh Storm Shadow trong biên chế của Anh.

"Chiến dịch hai ngày nhằm thu giữ tên lửa hành trình Storm Shadow đã hoàn thành", ông Dmitry Rogozin, lãnh đạo nhóm cố vấn quân sự "Sói Sa hoàng" của Nga cho biết hôm 6/7/2023.

Ông Dmitry Rogozin cho hay, Nga triển khai biệt đội thu hồi tên lửa hành trình Storm Shadow sau khi nó rơi xuống trong trạng thái gần như còn nguyên vẹn.

Ông Dmitry Rogozin cho hay sau khi phát hiện tên lửa, quân đội Nga ngay lập tức triển khai biệt đội đặc nhiệm để thu hồi tên lửa hành trình Storm Shadow.

Các kỹ thuật viên đã tháo rời tên lửa thành nhiều bộ phận ngay trên chiến trường và cho vào xe tải để dễ vận chuyển hơn

Nga có thể mổ xẻ về khả năng tàng hình của Storm Shadow, vật liệu tạo ra tên lửa, các thiết kế bên trong, động cơ, cấu tạo đầu đạn và quan trọng nhất là hệ thống nhằm mục tiêu.

Thông tin thu thập được từ tên lửa có thể giúp Nga hiểu rõ hơn về khả năng tấn công, nhằm mục tiêu và phát hiện ra điểm yếu trong tên lửa phương Tây.

Scalp EG theo cách gọi của người Pháp hay Storm Shadow theo kiểu gọi của người Anh là loại tên lửa hành trình siêu chính xác cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể xuyên thủng hàng phòng thủ của đối phương để tiêu diệt mục tiêu.

Scalp EG/Storm Shadow là một trong số những loại tên lửa hành trình nguy hiểm nhất thế giới.

Được biết đây là loại tên lửa hành trình hiện đại cực mạnh do hai nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu châu Âu là Anh/Pháp cùng hợp tác phát triển.

Với tầm bắn từ 300km - 500 km, dòng vũ khí này có thể tạo ra những bước ngoặt trong các cuộc xung đột hiện đại.

Scalp EG/Storm Shadow là sản phẩm do liên doanh Matra của Pháp và British Aerospace của Anh hợp tác phát triển vào năm 1994.

Dòng tên lửa hành trình này chính thức đi vào biên chế không quân Pháp và Anh vào năm 2002.

Tên lửa hành trình Scalp EG/Storm Shadow có chiều dài 5,1 m; đường kính 0,48 m; trọng lượng phóng 1.300 kg.

Tên lửa hành trình Scalp EG/Storm Shadow có chiều dài 5,1 m; đường kính 0,48 m; trọng lượng phóng 1.300 kg.

Động cơ trang bị cho Scalp EG là loại turbine phản lực Turbomeca Microturbo TRI 60-30, cung cấp lực đẩy 5,4 kN.

Động cơ trang bị cho Scalp EG là loại turbine phản lực Turbomeca Microturbo TRI 60-30, cung cấp lực đẩy 5,4 kN.

Tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình này lên tới 560 km.

Tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình này lên tới 560 km.

Tên lửa hành trình Scalp EG/Storm Shadow có khả năng bay bám sát địa hình chỉ 30 - 40 m, việc này khiến hệ thống phòng không đối phương khó phát hiện và đánh chặn.

Tên lửa hành trình Scalp EG/Storm Shadow có khả năng bay bám sát địa hình chỉ 30 - 40 m, việc này khiến hệ thống phòng không đối phương khó phát hiện và đánh chặn.

Dòng tên lửa hành trình này có tốc độ Mach 0,8, mang theo một đầu đạn nặng 450 kg.

Vỏ tên lửa hành trình Scalp EG/Storm Shadow làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar đi kèm hình dáng khí động học đặc biệt, giúp hạn chế khả năng phát hiện và đánh chặn của đối phương.

Scalp EG/Storm Shadow được dẫn đường bởi một hệ thống đo lường quán tính, cập nhật đường bay thông qua bản đồ địa hình kỹ thuật số và định vị vệ tinh GPS.

Scalp EG/Storm Shadow được dẫn đường bởi một hệ thống đo lường quán tính, cập nhật đường bay thông qua bản đồ địa hình kỹ thuật số và định vị vệ tinh GPS.

Phương thức dẫn đường kiểu này cho độ chính xác cao và khả năng đối phó với các phương tiện tác chiến điện tử của đối phương tốt hơn rất nhiều.

Phương thức dẫn đường kiểu này cho độ chính xác cao và khả năng đối phó với các phương tiện tác chiến điện tử của đối phương tốt hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn cuối hành trình bay, đầu dò quang điện tử hồng ngoại sẽ so sánh ảnh thực với ảnh mục tiêu được lập trình sẵn trong máy tính của tên lửa.

Sau đó nó sẽ lựa chọn điểm tác động để tiêu diệt đối tượng với độ chính xác cao.

Điểm đặc biệt của Scalp EG/Storm Shadow so với tên lửa hành trình khác của Mỹ và Nga là khả năng “phóng và quên”.

Điều đó có nghĩa là một khi khai hỏa, tên lửa sẽ không thể kiểm soát, thay đổi mục tiêu hay có khả năng tự hủy.

Tên lửa được lập trình từ trước để biết tự né tránh hệ thống phòng không đối phương, tự lựa chọn đường bay tối ưu nhất thông qua dữ liệu nạp vào hệ thống.

Khi áp sát mục tiêu, tên lửa bay cao hơn bình thường, tự lựa chọn góc tấn công phù hợp nhất để đâm xuyên qua mục tiêu và phát nổ từ bên trong, rất phù hợp để tấn công các mục tiêu kiên cố.

Sức mạnh của Scalp EG/Storm Shadow đã được chứng minh khi Anh và Pháp sử dụng tên lửa này trong các đợt không kích chống khủng bố IS ở Iraq và Syria.

Giá thành của Scalp EG/Storm Shadow khoảng 1,1 - 3 triệu USD tùy biến thể, khá rẻ khi so với tên lửa tên lửa hành trình của Nga như Kalibr có giá 6,5 triệu USD hay tên lửa Kh-101 có giá 13 triệu USD.

Ngoài trang bị cho các dòng chiến đấu cơ chư Rafale, Mirage-2000, Typhoon, Tornado, dòng tên lửa này cũng có thể trang bị trên một số dòng chiến đấu cơ khác của phương Tây.

Thậm chí chỉ cần một vài sửa đổi là tên lửa Scalp EG/Storm Shadow cũng có thể gắn lên chiến đấu cơ có nguồn gốc Liên Xô như Su-27, MiG-29 và cả Su-24 để tác chiến.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vi-sao-nga-khong-bat-ngo-ve-suc-manh-ten-lua-hanh-trinh-scalp-eg-phap-post545635.antd