Vì sao đã có AK-74, Liên Xô vẫn cố 'nặn' ra tiểu liên AKS-74U?

Mẫu súng AKS-74U của Liên Xô có thể được xem là 'đứa con lai' giữa súng trường tấn công và súng tiểu liên, sử dụng đạn tiêu chuẩn 5.45×39mm tương tự AK-74.

Trên thực tế, AKS-74U không phải là một mẫu súng tiểu liên mà chỉ biến thể rút gọn của mẫu súng trường tấn công AK-74 của Liên Xô. Và ý tưởng phát triển một mẫu súng như AKS-74U được Liên Xô thực hiện sau thành công của các dòng súng tiểu liên Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Trên thực tế, AKS-74U không phải là một mẫu súng tiểu liên mà chỉ biến thể rút gọn của mẫu súng trường tấn công AK-74 của Liên Xô. Và ý tưởng phát triển một mẫu súng như AKS-74U được Liên Xô thực hiện sau thành công của các dòng súng tiểu liên Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Vào năm 1973, Quân đội Liên Xô tổ chức một cuộc thi thiết kế súng mới nhằm phát triển một mẫu súng tiểu liên tự động hoàn toàn mới, và ứng cử viên sáng giá cho cuộc thi này lại là nguyên mẫu súng tiểu liên AO-46 sử dụng đạn 5.45×39mm do thiết kế sư Peter Andreevich Tkachev phát triển.

Vào năm 1973, Quân đội Liên Xô tổ chức một cuộc thi thiết kế súng mới nhằm phát triển một mẫu súng tiểu liên tự động hoàn toàn mới, và ứng cử viên sáng giá cho cuộc thi này lại là nguyên mẫu súng tiểu liên AO-46 sử dụng đạn 5.45×39mm do thiết kế sư Peter Andreevich Tkachev phát triển.

Đến năm 1977 sau khi đánh giá một loạt nguyên mẫu tiểu liên khác nhau Quân đội Liên Xô đã quyết định lựa chọn biến thể rút ngắn của AK-74, khi nó có độ tin cậy cao và đồng thời có chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Đến tháng 3/1977, biến thể rút ngắn này của AK-74 được thử nghiệm trên diện rộng và chính thức được đưa vào trang bị từ năm 1979 với cái tên AKS-74U.

Đến năm 1977 sau khi đánh giá một loạt nguyên mẫu tiểu liên khác nhau Quân đội Liên Xô đã quyết định lựa chọn biến thể rút ngắn của AK-74, khi nó có độ tin cậy cao và đồng thời có chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Đến tháng 3/1977, biến thể rút ngắn này của AK-74 được thử nghiệm trên diện rộng và chính thức được đưa vào trang bị từ năm 1979 với cái tên AKS-74U.

Về thiết kế, tiểu liên AKS-74U có thể được xem là “đứa con lai” giữa súng trường tấn công và súng tiểu liên, sử dụng đạn tiêu chuẩn 5.45×39mm tương tự AK-74. Nó cũng sử dụng cơ chế bắn nạp đạn bằng trích khí, có thoi nạp đạn xoay và khóa nòng lùi giống hệt AK-74, tuy nhiên do có nòng súng ngắn hơn nên pit-tong trích khí của khẩu súng cũng được rút ngắn lại.

Về thiết kế, tiểu liên AKS-74U có thể được xem là “đứa con lai” giữa súng trường tấn công và súng tiểu liên, sử dụng đạn tiêu chuẩn 5.45×39mm tương tự AK-74. Nó cũng sử dụng cơ chế bắn nạp đạn bằng trích khí, có thoi nạp đạn xoay và khóa nòng lùi giống hệt AK-74, tuy nhiên do có nòng súng ngắn hơn nên pit-tong trích khí của khẩu súng cũng được rút ngắn lại.

Tiểu liên AKS-74U được sử dụng chủ yếu trong lực lượng đặc biệt, đổ bộ không quân, các đơn vị hậu cần, lực lượng tăng thiết giáp, không quân và cả hải quân Liên Xô, bên cạnh đó nó cũng được trang bị hạn chế cho lực lượng an ninh Liên Xô.

Tiểu liên AKS-74U được sử dụng chủ yếu trong lực lượng đặc biệt, đổ bộ không quân, các đơn vị hậu cần, lực lượng tăng thiết giáp, không quân và cả hải quân Liên Xô, bên cạnh đó nó cũng được trang bị hạn chế cho lực lượng an ninh Liên Xô.

AKS-74U nặng 2,7 kg, dài 735mm khi mở báng và 490mm khi gấp báng, nòng súng dài 210mm. Trên thực tế AKS-74U có thiết kế nhỏ gọn hơn nhiều loại tiểu liên cùng thời với nó và cũng có thể so sánh với các loại tiểu liên hiện đại ngày nay. AKS-74U cũng sở hữu báng gấp bằng khung kim loại tương tự như nhiều dòng súng trường tấn công Kalashnikov tiền bối của nó.

AKS-74U nặng 2,7 kg, dài 735mm khi mở báng và 490mm khi gấp báng, nòng súng dài 210mm. Trên thực tế AKS-74U có thiết kế nhỏ gọn hơn nhiều loại tiểu liên cùng thời với nó và cũng có thể so sánh với các loại tiểu liên hiện đại ngày nay. AKS-74U cũng sở hữu báng gấp bằng khung kim loại tương tự như nhiều dòng súng trường tấn công Kalashnikov tiền bối của nó.

Biến thể rút ngắn của AK-74 này cũng có các chế độ bắn tự động và bán tự động, nó cũng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn 30 viên của AK-74 hay 45 viên của biến thể súng máy hạng nhẹ RPK-74. Loa che lửa đầu nòng của AKS-74U cũng khá đặc biệt với thiết kế phình ra gần đầu nòng, tác dụng như một buồng đốt mở rộng giúp lượng thuốc phóng cháy triệt để, tăng áp lực khí tác động lên đầu đạn.

Biến thể rút ngắn của AK-74 này cũng có các chế độ bắn tự động và bán tự động, nó cũng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn 30 viên của AK-74 hay 45 viên của biến thể súng máy hạng nhẹ RPK-74. Loa che lửa đầu nòng của AKS-74U cũng khá đặc biệt với thiết kế phình ra gần đầu nòng, tác dụng như một buồng đốt mở rộng giúp lượng thuốc phóng cháy triệt để, tăng áp lực khí tác động lên đầu đạn.

Thiết kế thước ngắm trên AKS-74U cũng khác so với các dòng súng trường tấn công Kalashnikov với hai tùy chỉnh chính gồm "P" (dành cho mục tiêu 350 m) và "4-5" (dành cho mục tiêu từ 400 - 500 m). Nó có tốc độ bắn 700 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 720m/s.

Thiết kế thước ngắm trên AKS-74U cũng khác so với các dòng súng trường tấn công Kalashnikov với hai tùy chỉnh chính gồm "P" (dành cho mục tiêu 350 m) và "4-5" (dành cho mục tiêu từ 400 - 500 m). Nó có tốc độ bắn 700 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 720m/s.

Giống như nhiều dòng súng bộ binh Liên Xô cùng thời AKS-74U không được tích hợp thanh rail cho phép gắn thêm các kính ngắm hay thiết bị phụ trợ và thay vào đó là sử dụng các loại kính ngắm với đai sắt được gắn cố định trên thân súng.

Giống như nhiều dòng súng bộ binh Liên Xô cùng thời AKS-74U không được tích hợp thanh rail cho phép gắn thêm các kính ngắm hay thiết bị phụ trợ và thay vào đó là sử dụng các loại kính ngắm với đai sắt được gắn cố định trên thân súng.

Đến giữa những năm 1990, Quân đội Nga bắt đầu chuyển sang sử dụng Ak-105 một biến thể súng trường tấn công rút ngắn khác sử dụng cỡ đạn tương tự AKS-74U. Tuy nhiên trên thực tế AKS-74U vẫn được các binh sĩ Nga sử dụng rộng rãi với nhiều cải tiến khác nhau.

Đến giữa những năm 1990, Quân đội Nga bắt đầu chuyển sang sử dụng Ak-105 một biến thể súng trường tấn công rút ngắn khác sử dụng cỡ đạn tương tự AKS-74U. Tuy nhiên trên thực tế AKS-74U vẫn được các binh sĩ Nga sử dụng rộng rãi với nhiều cải tiến khác nhau.

Bên cạnh việc được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới AKS-74U cũng là mẫu vũ khí sưu tầm ưa thích của nhiều nhà sưu tập súng. Tất nhiên chúng được độ lại để có thể tích hợp thêm nhiều thiết bị hổ trợ hơn.

Bên cạnh việc được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới AKS-74U cũng là mẫu vũ khí sưu tầm ưa thích của nhiều nhà sưu tập súng. Tất nhiên chúng được độ lại để có thể tích hợp thêm nhiều thiết bị hổ trợ hơn.

Video Súng tiểu liên AK "made in Viet Nam" có sức sát thương mạnh và hiệu quả cao - Nguồn: QPVN

Anh Tú (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-da-co-ak-74-lien-xo-van-co-nan-ra-tieu-lien-aks-74u-1470794.html