Vì sao Chiêu Thánh hoàng hậu bị phế?

Tháng giêng năm Đinh Dậu 1237, bà bị phế ngôi hoàng hậu. Sách sử chép: 'Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa'.

1. Lễ khai ấn đền Trần Nam Định có từ năm nào?

icon

1239

icon

1240

icon

1241

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ khai ấn đền Trần hàng năm diễn ra giữa đêm 14, rạng sáng 15 tháng giêng âm lịch, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Sau những ngày nghỉ Tết, bắt đầu từ rằm tháng giêng triều đình trở lại làm việc bình thường. Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lễ Khai ấn có từ năm 1239. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên Mông, lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

2. Lễ khai ấn đền Trần Nam Định có ý nghĩa như thế nào?

icon

Lễ tế tổ tiên của các vua Trần

icon

Lễ cầu mưa thuận gió hòa, đất nước thịnh vượng

icon

Lễ cầu thăng quan tiến chức

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ Khai ấn có từ năm 1239, mục đích là Triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Trải bao thế kỷ, ấn cũ với dòng chữ khắc "Triều Trần chi bảo" không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng tới thăm khu cung điện xưa của nhà Trần đã cho khắc lại ấn mới với dòng chữ "Trần triều điển cố", dưới thêm câu "Tích phúc vô cương". "Và từ đây, lễ khai ấn vào giờ tý ngày rằm tháng giêng (từ 11h đêm 14 đến 1h sáng 15 tháng giêng) là tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Đây cũng là tín hiệu nhắc nhở kết thúc những ngày nghỉ Tết để thực sự bắt tay vào công việc". Thời các vua Trần, trong lễ khai ấn, nhà vua sẽ ban ấn cho quan quân. Theo TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo, ấn này để mọi nhà hưởng lộc tích phúc, lao động hăng say, tưởng nhớ công ơn tổ tiên trong ngày làm việc đầu năm. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ý nghĩa của ấn đền Trần đã biến tướng thành lễ cầu thăng quan tiến chức. Thời khắc khai ấn, hàng nghìn người chen lấn giẫm đạp, thả tiền, cướp cành lộc... bất chấp lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc đảm bảo an ninh cho lễ hội.

3. Quê hương của các vua nhà Trần - triều đại ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược?

icon

Nam Định

icon

Ninh Bình

icon

Bắc Ninh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1225 dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, nữ vương triều Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, mở ra một triều đại mới - triều đại nhà Trần. Trần Thái Tông là con thứ của Trần Thừa, mẹ họ Lê, quê ở làng Tức Mặc, nay là phường Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Theo quy hoạch năm 2008, tỉnh Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất có diện tích 1.669 km2 này tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Nam Định tiếp giáp các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Từ năm 1239 vua Trần Thái Tông cho xây hành cung ở quê hương Tức Mặc để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để các vua đã nhường ngôi về ở và dựng thêm một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó. Hơn bảy trăm năm trôi qua, cung điện cũ đã không còn. Khu di tích đền Trần ngày nay gồm ba công trình kiến trúc chính được xây dựng trên nền cung điện cũ là đền Thiên Trường (hay đền Thượng); đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trong đó, đền Thiên Trường đặt bài vị thờ 14 vua Trần; đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến; đền Trùng Hoa có tượng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần, bài vị thờ hội đồng các quan. Hàng năm tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - chùa Phổ Minh có hai kỳ lễ hội là lễ Khai ấn đầu xuân (15 tháng giêng âm lịch) và lễ hội tháng Tám (ngày 15-20 tháng 8 âm lịch) để tưởng nhớ công lao các vua Trần và anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Cả hai kỳ lễ, lễ hội đều mang tính chất vùng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

4. Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần?

icon

Trần Cảnh

icon

Trần Khảm

icon

Trần Thừa

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trần Cảnh là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", 6 tuổi, ông lấy vợ và lập hoàng hậu. Trần Cảnh sinh ra vào thời Lý, quê ở làng Tức Mặc (Thiên Trường). Lên 7 tuổi, ông được người chú họ, Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ tiến cử làm Chi hậu chính chi ứng cục, hầu hạ cho nữ hoàng nhỏ tuổi Lý Chiêu Hoàng. Cuối năm 1225 – đầu năm 1226, Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng cưới và nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức Hoàng đế Trần Thái Tông. Tân hoàng đế mời cha là Trần Thừa làm Thái thượng hoàng, Trần Thủ Độ làm Thái sư, lại phong Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu. 12 năm sau, Trần Thủ Độ ép Thái Tông phế Chiêu Thánh vì không sinh được người kế vị, và lập chị Chiêu Thánh là Thuận Thiên lên thay. Thuận Thiên vốn là vợ của anh Thái Tông là Trần Liễu, và khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này đã khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, nhưng cuối cùng bị thất thế, Trần Thủ Độ muốn giết nhưng Thái Tông can thiệp, tha chết cho anh mình. Cùng với Thượng hoàng Trần Thừa (mất năm 1234) và Thái sư Trần Thủ Độ (mất năm 1264), Trần Thái Tông đã tiến hành cải tổ luật pháp, hành chính, đồng thời khuyến khích nông, thương nghiệp và phát triển nền giáo dục Tam giáo đồng nguyên. Ông cũng xây dựng quân đội mạnh và ngăn chặn quân Chiêm Thành cướp phá mạn nam. Theo nhà chép sử Lê Tung đời Lê sơ: "chế độ nhà Trần do đấy hưng thịnh". Trong thời gian đó, trên hướng bắc Đại Việt, dân tộc Mông Cổ đã trỗi dậy thành một đế quốc quân sự lớn. Năm 1258, tướng Mông Cổ Uriyangqatai đem quân tấn công Đại Việt. Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo kháng chiến và cuối cùng đã đánh bại người Mông Cổ. Không lâu sau chiến thắng, ông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, tức Hoàng đế Trần Thánh Tông, và được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Thượng hoàng vẫn có ảnh hưởng lớn đến việc triều chính cho đến khi mất năm 1277. Ông còn là một thiền sư Phật giáo, đã truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình qua các tác phẩm Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội và Lục thời sám hối khoa nghi. Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm – giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam – vào cuối thế kỷ XIII.

5. Trần Cảnh được vợ trao hoàng bào cho ở đâu?

icon

Càn Khôn

icon

Phụng Tiên

icon

Thiên An

Câu trả lời đúng là đáp án C: Sau khi xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, đầu tháng 1/1226, Lý Chiêu hoàng trao hoàng bào cho chồng ở điện Thiên An. Nhà Lý chấm dứt sau 216 năm tồn tại. Trần Cảnh lên ngôi vua, tự xưng là Thiện Hoàng, sau đổi thành Văn Hoàng. Ông được quần thần tặng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng đế. Sử sách gọi ông là Trần Thái Tông.

6. Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới thời Trần Thái Tông?

icon

Quốc triều thông chế

icon

Quốc triều hình luật

icon

Cả 2 đáp án trên

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tháng 3/1230, vua Trần Thái Tông sai nghiên cứu luật pháp thời Lý, rồi soạn bộ luật "Quốc triều thông chế", gồm 20 quyển, mang vào áp dụng cho công cuộc trị nước của ông.

7. Người nào sau đây được vua Trần Thái Tông tôn làm thái thượng hoàng?

icon

Trần Thừa

icon

Trần Tự Khánh

icon

Trần Thủ Độ

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sau khi lên ngôi, Trần Cảnh tôn Trần Thừa làm nhiếp chính, phong làm thái thượng hoàng. Trần Thừa chính là thái thượng hoàng đầu tiên của vương triều Trần.

8. Vì sao Chiêu Thánh hoàng hậu bị phế?

icon

Do chống đối nhà Trần

icon

Do không có con

Câu trả lời đúng là đáp án B: Làm vợ Trần Thái Tông hơn 10 năm mà Chiêu Thánh hoàng hậu chưa sinh được con trai nối dõi cho vua. Tháng giêng năm Đinh Dậu 1237, bà bị phế ngôi hoàng hậu. Sách sử chép: "Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa". Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng. Trần Thủ Độ bàn kín với vua nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy". Sách này cũng ghi lại rằng, thực ra Chiêu Thánh đã một lần sinh nở và người con này được phong ngay làm Hoàng thái tử, nhưng mất sớm.

9. Biến cố gì sau đó đã mang lại hạnh phúc cho Lý Chiêu Hoàng?

icon

Được tái phong hoàng hậu

icon

Được gả cho một công thần

icon

Được gả cho anh trai của vua

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong cuộc đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, võ tướng Lê Phụ Trần đã cứu giá cho vua. Trần Thái Tông sau đó ban thưởng, phong tước và gả vợ cũ là Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần. Lúc này, Lý Chiêu Hoàng đang ở trong cung cấm sau một thời gian xuất gia tu hành. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Mậu ngọ, năm thứ 8 (1258). Tháng giêng, mùa xuân. Đem hoàng hậu cũ là Lý Thị gả cho Ngự sử Đại phu Lê Phụ Trần". Sách Đại Việt sử ký toàn thư của nhà Hậu Lê chê trách việc vua Trần Thái Tông mang vợ cũ gả cho bầy tôi. Sống một cuộc đời mới với cuộc hôn nhân gượng ép nhưng may mắn cho Chiêu Thánh, bà và Lê Phụ Trần hòa hợp, yêu thương nhau. Họ sinh được một người con trai là Lê Tông và một người con gái tên là Lê Thị Ngọc Khuê (còn gọi là Minh Khuê).

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-chieu-thanh-hoang-hau-bi-phe-post1508119.tpo