Vì sao các cơn bão thường mang tên vợ hay bạn gái của các nhà dự báo?

Tên gọi các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được lấy luân phiên từ danh sách do các quốc gia trong khu vực đề xuất. Còn trên thế giới, các cơn bão thường mang tên phụ nữ, nam giới hay thậm chí là tên của hoa lá, động vật. Vì sao vậy?

1. Noru – tên cơn bão rất mạnh sắp vào Biển Đông có nghĩa là gì?

icon

Con Hoẵng

icon

Con Chồn

icon

Con Cáo

Câu trả lời đúng là đáp án A: Noru là tên bão do Hàn Quốc đặt tên. Noru trong ngôn ngữ Hàn Quốc có nghĩa là con Hoẵng, một loài động vật thuộc Họ Hươu nai. Sau khi đi vào Biển Đông, bão số 4 được cung cấp năng lượng nên mạnh trở lại. Đến 19 giờ ngày 26/9, bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25-30km, có xu hướng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27/9, bão Noru cách Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 16.

2. Nhà dự báo thời tiết của Australia lần đầu xác định cơn bão theo tên ai?

icon

Tên nhà chính trị gia bị ghét nhất

icon

Tên vợ

icon

Tên bạn gái

Câu trả lời đúng là đáp án A: Khoảng đầu thế kỷ 20, người ta bắt đầu đặt tên cho các cơn bão để thuận tiện cho việc truyền thông, cảnh báo tới người dân. Một nhà dự báo thời tiết của Australia đã lần đầu tiên đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất. Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ, thường là tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950-1952, các cơn bão ở Bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953 cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ. Đến những năm 1960, phong trào nữ quyền thế giới phản đối việc lấy tên phụ nữ đặt cho bão vì bão toàn đem lại điều tồi tệ. Vì vậy năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên phụ nữ và nam giới.

3. Tổ chức Khí tượng Thế giới có bao nhiêu danh sách để đặt tên các cơn bão?

icon

4 danh sách

icon

5 danh sách

icon

6 danh sách

Câu trả lời đúng là đáp án C: Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Tổ chức Khí tượng Thế giới có 6 danh sách để đặt tên các cơn bão. Mỗi danh sách gồm 21 tên bão và được sử dụng xoay vòng theo chu kỳ 6 năm.

4. Ở Bắc bán cầu, bão là vùng gió xoáy ngược chiều hay thuận chiều với kim đồng hồ?

icon

Thuận chiều

icon

Ngược chiều

Câu trả lời đúng là đáp án B: Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung xoáy thuận nhiệt đới, là vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Sở dĩ gió trong bão chuyển động xoay tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ là sự cân bằng của các lực tác động trong khí quyển. Trên thực tế có 3 lực chính tác động lên một cơn bão: Lực gradien khí áp, lực Coriolis và lực ly tâm. Lực gradien khí áp làm cho không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp hơn (giống như nước chảy từ chỗ đất cao đến chỗ đất thấp, hay giống như viên bi lăn trên mặt bàn bị nghiêng). Trong cơn bão, khí áp thấp nhất ở tâm nên không khí xung quanh chuyển động về phía đó. Lực Coriolis sinh ra do sự tự quay quanh trục của trái đất. Lực này làm cho mọi chuyển động ngang trên bề mặt trái đất bị lệch về phía phải (ở Bắc bán cầu). Vì vậy, khi không khí chuyển động về phía tâm bão, nó cũng bị lệch hướng về phía bên phải. Do đó, không khí chuyển động xung quanh tâm bão có chiều ngược chiều kim đồng hồ. Lực ly tâm đẩy không khí chuyển động văng ra phía ngoài khi bão đang quay. Như vậy, trong khi lực gradien khí áp tạo ra gió thổi về phía khí áp thấp (trung tâm) thì lực ly tâm lại đẩy nó ra phía ngoài, chính vì vậy không khí trông giống như đang chuyển động xoay tròn.

5. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định có bao nhiêu cấp bão?

icon

11

icon

13

icon

17

Câu trả lời đúng là đáp án C: Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) chia 17 cấp độ bão với tốc độ gió, sóng biển trung bình và mức độ nguy hại riêng.

6. Trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông), từ năm 2000 bão được đặt tên như thế nào?

icon

Tên các vị thần

icon

Tên đàn ông

icon

Chủ yếu tên loài hoa, chim, cây cỏ

Câu trả lời đúng là đáp án D: Các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945 và đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới. Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách tên mới và rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đề xuất. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Các cơn bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được WMO ủy quyền cho Trung tâm Báo bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên. Danh sách tên bão mới có hai sự khác biệt so với trước đây là: Thứ nhất, rất ít tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, loài chim, loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên món ăn. Thứ hai, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Một điều cần lưu ý là sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đóng góp tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy danh sách tên bão là không cố định và luôn có sự bổ sung.

7. Siêu bão mạnh nhất trên thế giới từng đổ bộ vào đất liền có tên là gì?

icon

Siêu bão Haiyan

icon

Siêu bão Nina

icon

Siêu bão Wilma

Câu trả lời đúng là đáp án A: Bão Haiyan được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Yolanda, hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một trong những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận; cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines trong khoảng thời gian đầu tháng 11 năm 2013. Siêu bão cuồng phong Haiyan năm 2013, với tốc độ di chuyển 40km/h. Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại với ít nhất 6.300 người đã chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này. Cơn bão đã gây ra một sự tàn phá thảm khốc tại các khu vực Visayas, đặc biệt tại Samar, Leyte, Cebu, Capiz, Negros, và Bắc Iloilo. Theo báo cáo chính thức của Liên hợp quốc, đã có khoảng 11 triệu người chịu ảnh hưởng - rất nhiều người trong số đó bị mất nhà cửa. "Haiyan" là cái tên được Trung Quốc đề xuất, có nghĩa là chim hải yến. Năm 2014, tên bão này bị khai tử và đổi lại thành "Bailu".

8. Cơn bão có tốc độ di chuyển chậm nhất có tên là gì?

icon

Bão John

icon

Bão Phailin

icon

Bão Cimaron

Câu trả lời đúng là đáp án C: Cơn bão có tốc độ di chuyển chậm nhất là bão Cimaron năm 2006, hầu như bão Cimaron không di chuyển hoặc đi dưới 3km/h.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-cac-con-bao-thuong-mang-ten-vo-hay-ban-gai-cua-cac-nha-du-bao-post1472684.tpo