Vi khuẩn lớn nhất thế giới được tìm thấy ở đầm lầy rừng ngập mặn Caribe

Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn lớn nhất thế giới trong một đầm lầy ngập mặn ở Caribe.

Hầu hết vi khuẩn đều có kích thước cực nhỏ, nhưng loại vi khuẩn này lớn đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Hình ảnh vi khuẩn mới phát hiện bên cạnh một đồng tiền xu. Ảnh: AP

Bài liên quan

4 thói quen ăn uống dễ đưa vi khuẩn HP vào cơ thể

Cách nào để phòng bệnh Whitmore do “vi khuẩn ăn thịt người”?

Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn bất ngờ 'tái xuất' tại Mỹ khiến gần 130 người bị nhiễm

'Nobel phiên bản lỗi' 2021 được trao cho nghiên cứu vi khuẩn trong kẹo cao su bị bỏ đi

Sợi nhỏ màu trắng, có kích thước xấp xỉ lông mi người, là “vi khuẩn lớn nhất được biết đến cho đến nay”, theo ông Jean-Marie Volland, một nhà sinh vật học biển tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley và là đồng tác giả của bài báo trên tạp chí Science.

Ông Olivier Gros, đồng tác giả và nhà sinh vật học tại Đại học Tây Ấn thuộc Pháp và Guiana, đã tìm thấy các mẫu đầu tiên về loại vi khuẩn này, được đặt tên là Thiomargarita phóng đại, bám vào những chiếc lá ngập mặn ở quần đảo Guadeloupe vào năm 2009.

Nhưng ông không biết ngay đó là vi khuẩn vì kích thước lớn đáng kinh ngạc. Những con vi khuẩn này trung bình đạt chiều dài 0,9 cm. Những phân tích di truyền sau đó mới tiết lộ sinh vật là một tế bào vi khuẩn đơn lẻ.

Ông Petra Levin, một nhà vi sinh vật học tại Đại học Washington ở St Louis, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Đó là một khám phá đáng kinh ngạc. Điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi có bao nhiêu trong số những vi khuẩn khổng lồ này chưa được khám phá và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp vi khuẩn”.

Ông Gros cũng tìm thấy vi khuẩn bám trên vỏ hàu, đá và chai thủy tinh trong đầm lầy.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể nuôi cấy nó trong phòng thí nghiệm, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết tế bào này có cấu trúc khác thường đối với vi khuẩn. Một điểm khác biệt chính là nó có một ngăn trung tâm lớn, hay còn gọi là không bào, cho phép một số chức năng của tế bào hoạt động trong môi trường này thay vì trong toàn bộ tế bào.

Ông Manuel Campos, một nhà sinh vật học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Việc có được không bào trung tâm lớn này chắc chắn giúp tế bào vượt qua các giới hạn vật lý về kích thước".

Các nhà nghiên cứu cho biết họ không chắc tại sao vi khuẩn lại lớn như vậy, nhưng ông Volland đưa ra giả thuyết rằng nó có thể là một sự thích nghi để giúp nó tránh bị các sinh vật nhỏ hơn ăn thịt.

Hoàng Nam (theo AP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/vi-khuan-lon-nhat-the-gioi-duoc-tim-thay-o-dam-lay-rung-ngap-man-caribe-post200784.html