Về nơi phát tích triều Nguyễn

Gia Miêu Ngoại trang là một ngôi làng cổ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Nơi đây là vùng đất phát tích của triều Nguyễn với các di tích như lăng Trường Nguyên, miếu Triệu Tường và đình làng Gia Miêu.

Ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn) khẳng định: Theo sử sách chép lại, vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Từ thời nhà Nguyễn đã gọi Gia Miêu là đất quý hương, gọi huyện Tống Sơn là quý huyện. Đây cũng chính là nơi phát tích của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, thân phụ chúa Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn) khẳng định: Theo sử sách chép lại, vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Từ thời nhà Nguyễn đã gọi Gia Miêu là đất quý hương, gọi huyện Tống Sơn là quý huyện. Đây cũng chính là nơi phát tích của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, thân phụ chúa Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam. Ảnh: Đình Minh

Điểm đến đầu tiên của tôi là đình Gia Miêu. Lịch sử đã chép ngôi đình được xây dựng lại vào năm 1806. Dưới thời Nguyễn, đây là ngôi đình có nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu nhất của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Điểm đến đầu tiên của tôi là đình Gia Miêu. Lịch sử đã chép ngôi đình được xây dựng lại vào năm 1806. Dưới thời Nguyễn, đây là ngôi đình có nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu nhất của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Đình được dựng trên một khu đất rộng và thoáng để thờ thành hoàng và ông Nguyễn Công Duẩn, một công thần của triều Lê. Khối hình kiến trúc của đình nhìn gần tạo cảm giác hoành tráng bởi kích thước đồ sộ, nhìn xa mê hoặc bởi bộ mái xòe rộng, kéo dài, lan xuống thấp và các đầu đao lại cong vút lên trông tựa như một con thuyền. Ảnh: Đình Minh

Đình được dựng trên một khu đất rộng và thoáng để thờ thành hoàng và ông Nguyễn Công Duẩn, một công thần của triều Lê. Khối hình kiến trúc của đình nhìn gần tạo cảm giác hoành tráng bởi kích thước đồ sộ, nhìn xa mê hoặc bởi bộ mái xòe rộng, kéo dài, lan xuống thấp và các đầu đao lại cong vút lên trông tựa như một con thuyền. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn) cho biết, đình Gia Miêu được chống đỡ bởi những cột trụ bằng gỗ lim nặng hàng tấn, có kích thước một người ôm không xuể. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Đình Luận (hậu duệ đời 15 của cụ Nguyễn Công Duẩn) cho biết, đình Gia Miêu được chống đỡ bởi những cột trụ bằng gỗ lim nặng hàng tấn, có kích thước một người ôm không xuể. Ảnh: Đình Minh

Rời đình Gia Miêu, tôi tới thăm miếu Triệu Tường. Miếu được chia làm ba khu vực gồm: Khu chính giữa là Nguyên miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và Thái tổ Gia dụ hoàng đế Nguyễn Hoàng. Khu phía Đông thờ Trừng quốc công Nguyễn Văn Lựu (thân phụ của Nguyễn Kim) và Lỵ nhân công Nguyễn Hán (con trai Nguyễn Hoàng). Khu phía Tây là trại lính và nhà ở của gia nhân, các quan trông coi lăng miếu. Ảnh: Đình Minh

Rời đình Gia Miêu, tôi tới thăm miếu Triệu Tường. Miếu được chia làm ba khu vực gồm: Khu chính giữa là Nguyên miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và Thái tổ Gia dụ hoàng đế Nguyễn Hoàng. Khu phía Đông thờ Trừng quốc công Nguyễn Văn Lựu (thân phụ của Nguyễn Kim) và Lỵ nhân công Nguyễn Hán (con trai Nguyễn Hoàng). Khu phía Tây là trại lính và nhà ở của gia nhân, các quan trông coi lăng miếu. Ảnh: Đình Minh

Miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1803, với chu vi khoảng 182 trượng (tương đương 50.000 m2), có tường thành xây kín, bao quanh là hào nước, cầu gạch bắc qua, lại có hai lớp lũy bao bọc nên được ví như tòa thành nhỏ. Cửa Nam có một vọng lâu, cổng tam quan, phía sau là hồ sen hình bán nguyệt. Ảnh: Đình Minh

Miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1803, với chu vi khoảng 182 trượng (tương đương 50.000 m2), có tường thành xây kín, bao quanh là hào nước, cầu gạch bắc qua, lại có hai lớp lũy bao bọc nên được ví như tòa thành nhỏ. Cửa Nam có một vọng lâu, cổng tam quan, phía sau là hồ sen hình bán nguyệt. Ảnh: Đình Minh

Do ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh nên từ thập niên 1950, khu miếu Triệu Tường đã bị phá hủy hoàn toàn. Hiện nay, hai tòa miếu này đã được phục dựng lại theo quy cách cũ. Trong khuôn viên của miếu đã được trồng các loại cây lâu năm, lưu niệm. Ảnh: Đình Minh

Do ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh nên từ thập niên 1950, khu miếu Triệu Tường đã bị phá hủy hoàn toàn. Hiện nay, hai tòa miếu này đã được phục dựng lại theo quy cách cũ. Trong khuôn viên của miếu đã được trồng các loại cây lâu năm, lưu niệm. Ảnh: Đình Minh

Bức ảnh do một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp từ trên cao trước năm 1945 cho thấy lăng miếu Triệu Tường quy mô rất bề thế với nhiều công trình lớn nhỏ được kiến thiết quy củ như “kinh thành Huế thu nhỏ”. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, những lăng miếu dựng trên 'mảnh đất quý hương' đã bị hủy hoại, chỉ còn ngôi đình cổ và những dấu tích nền móng... Ảnh: Đình Minh

Bức ảnh do một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp từ trên cao trước năm 1945 cho thấy lăng miếu Triệu Tường quy mô rất bề thế với nhiều công trình lớn nhỏ được kiến thiết quy củ như “kinh thành Huế thu nhỏ”. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, những lăng miếu dựng trên 'mảnh đất quý hương' đã bị hủy hoại, chỉ còn ngôi đình cổ và những dấu tích nền móng... Ảnh: Đình Minh

Cách miếu Triệu Tường hơn 1km là lăng Triệu Tường, tên lăng chính thức là Trường Nguyên. Lăng là nơi hợp táng Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim, mất năm 1545. Để tránh bị các thế lực đối nghịch quật phá trừ diệt, họ hàng nhà Nguyễn đã giữ bí mật nơi táng ông. Hơn ba trăm năm sau, nhà Nguyễn mới công khai lăng mộ của ông ở vùng núi này. Ảnh: Đình Minh

Cách miếu Triệu Tường hơn 1km là lăng Triệu Tường, tên lăng chính thức là Trường Nguyên. Lăng là nơi hợp táng Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim, mất năm 1545. Để tránh bị các thế lực đối nghịch quật phá trừ diệt, họ hàng nhà Nguyễn đã giữ bí mật nơi táng ông. Hơn ba trăm năm sau, nhà Nguyễn mới công khai lăng mộ của ông ở vùng núi này. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Văn Lợi, hậu duệ nhà Nguyễn đang được giao trông coi phần lăng mộ Nguyễn Kim cho biết: Theo các ghi chép còn lại thì tất thảy có 5 vị vua triều Nguyễn đã về Gia Miêu Ngoại trang tế bái tổ tiên gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái và Bảo Đại, trong đó vua Bảo Đại về nhiều lần nhất. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Văn Lợi, hậu duệ nhà Nguyễn đang được giao trông coi phần lăng mộ Nguyễn Kim cho biết: Theo các ghi chép còn lại thì tất thảy có 5 vị vua triều Nguyễn đã về Gia Miêu Ngoại trang tế bái tổ tiên gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái và Bảo Đại, trong đó vua Bảo Đại về nhiều lần nhất. Ảnh: Đình Minh

Khu vực tế lễ tại lăng mộ Nguyễn Kim. Ảnh: Đình Minh

Khu vực tế lễ tại lăng mộ Nguyễn Kim. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ve-noi-phat-tich-trieu-nguyen-10275043.html