Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy di sản

Từ năm 2016, khi 'Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt' được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của di sản càng được đẩy mạnh. Từ đó, vai trò của các đồng thầy, thủ nhang và những người giữ quyền sở hữu cơ sở vật chất của di tích tín ngưỡng, được đẩy mạnh, cho dù họ không phải viên chức nhà nước ăn lương ngân sách.

Đền Chợ Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Trải qua những năm tháng chiến tranh và thăng trầm của lịch sử, dân làng cùng gia tộc 8 thế hệ Nguyễn Sỹ đã giao lại cho đồng thủ nhang hiện nay là 2 anh em ông Nguyễn Sỹ Quý và ông Nguyễn Sỹ Hóa, đứng ra bảo vệ, tu sửa, tôn tạo và chăm lo việc hương khói cho ngôi đền. Và đến nay, đã trở thành địa chỉ tâm linh nổi tiếng.

Kể từ khi “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, vai trò của các thủ nhang–những người được nhân dân tín nhiệm và giữ quyền sở hữu cơ sở vật chất của di tích thờ Mẫu, ngày càng được khẳng định.

Trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, có sự chung tay của các thủ nhang cùng với chính quyền trong việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo và quản lý di tích mặc dù họ không phải viên chức nhà nước. Nhờ đó, các giá trị văn hóa truyền thống, đã được gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ sau.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Phương Thảo - Bích Liên - Hồng Dũng - Ngọc Tuấn

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/vai-tro-cua-cong-dong-dan-cu-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-di-san-215892.htm