Ukraine tiếc nuối khi tự tay phá hủy số lượng lớn tên lửa Scud

Việc tự tay phá hủy các tên lửa Scud bị đánh giá là một trong những sai lầm lớn nhất của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Lực lượng vũ trang Ukraine hiện không có vũ khí nào đủ sức tung đòn tấn công tầm xa từ khoảng cách lớn hơn 300 km, nếu họ còn giữ lại những tên lửa đạo đạo tầm ngắn Scud thì mọi việc đã rất đơn giản.

Lực lượng vũ trang Ukraine hiện không có vũ khí nào đủ sức tung đòn tấn công tầm xa từ khoảng cách lớn hơn 300 km, nếu họ còn giữ lại những tên lửa đạo đạo tầm ngắn Scud thì mọi việc đã rất đơn giản.

Hiện nay Quân đội Ukraine chỉ có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 100 km thông qua tổ hợp tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka-U hay pháo phản lực nội địa Alder...

Hiện nay Quân đội Ukraine chỉ có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 100 km thông qua tổ hợp tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka-U hay pháo phản lực nội địa Alder...

Năng lực tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống hạm Neptune chưa được chứng minh trong thực địa, còn tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 hiện vẫn chỉ là những mẫu thử nghiệm và số lượng sản xuất còn quá ít.

Năng lực tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống hạm Neptune chưa được chứng minh trong thực địa, còn tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 hiện vẫn chỉ là những mẫu thử nghiệm và số lượng sản xuất còn quá ít.

Trong tình hình này, lực lượng vũ trang Ukraine chắc hẳn đang rất nhớ tới những tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud mà họ kế thừa từ Liên Xô, nhưng tổng cộng 50 bệ phóng cùng 185 đạn đã bị Kyiv tự tay phá hủy sau hiệp ước giải trừ quân bị.

Trong tình hình này, lực lượng vũ trang Ukraine chắc hẳn đang rất nhớ tới những tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud mà họ kế thừa từ Liên Xô, nhưng tổng cộng 50 bệ phóng cùng 185 đạn đã bị Kyiv tự tay phá hủy sau hiệp ước giải trừ quân bị.

Scud là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn rất nổi tiếng được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới.

Scud là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn rất nổi tiếng được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới.

Thuật ngữ Scud xuất phát từ tên định danh của khối quân sự NATO "SS-1 Scud", vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa chiến thuật cơ động và lợi hại này.

Thuật ngữ Scud xuất phát từ tên định danh của khối quân sự NATO "SS-1 Scud", vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa chiến thuật cơ động và lợi hại này.

Trong khi đó tên chính thức của loại tên lửa nói trên là R-11, đây là định danh cho phiên bản đầu tiên, sau đó R-17, R-300 Elbrus là những phiên bản cải tiến được phát triển trong khoảng thời gian sau này.

Trong khi đó tên chính thức của loại tên lửa nói trên là R-11, đây là định danh cho phiên bản đầu tiên, sau đó R-17, R-300 Elbrus là những phiên bản cải tiến được phát triển trong khoảng thời gian sau này.

Cái tên Scud còn được nhiều phương tiện truyền thông dùng để gọi không chỉ những tên lửa "chính hãng" mà bao gồm cả các loại tên lửa được phát triển tại nhiều quốc gia khác dựa trên thiết kế của Liên Xô.

Cái tên Scud còn được nhiều phương tiện truyền thông dùng để gọi không chỉ những tên lửa "chính hãng" mà bao gồm cả các loại tên lửa được phát triển tại nhiều quốc gia khác dựa trên thiết kế của Liên Xô.

Thậm chí đôi khi tên gọi Scud còn được dùng để chỉ bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào không phải do phương Tây sản xuất, kể cả đó là những quả tên lửa tự chế không được dẫn đường và có hình dáng khác xa Scud chính hãng.

Thậm chí đôi khi tên gọi Scud còn được dùng để chỉ bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào không phải do phương Tây sản xuất, kể cả đó là những quả tên lửa tự chế không được dẫn đường và có hình dáng khác xa Scud chính hãng.

Thông số cơ bản của tên lửa R-17 (Scud B - phiên bản phổ biến nhất): chiều dài 11,25 m; đường kính 0,88 m; trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 cho tầm bắn 300 km, vận tốc 1,7 km/s, sai số 900 m.

Thông số cơ bản của tên lửa R-17 (Scud B - phiên bản phổ biến nhất): chiều dài 11,25 m; đường kính 0,88 m; trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 cho tầm bắn 300 km, vận tốc 1,7 km/s, sai số 900 m.

Trọng lượng phóng của tên lửa Scud-B lên tới 5.900 kg, nó mang theo đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 80 kT, tạo ra sức công phá cực kỳ đáng nể, cho dù độ sai lệch là tương đối lớn.

Trọng lượng phóng của tên lửa Scud-B lên tới 5.900 kg, nó mang theo đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 80 kT, tạo ra sức công phá cực kỳ đáng nể, cho dù độ sai lệch là tương đối lớn.

Những phiên bản sau này của tên lửa Scud như Scud-C và Scud-D đã nâng tầm bắn từ 300 km lên thành 500 - 700 km và hạ thấp vòng tròn sai số xuống chỉ còn khoảng dưới 100 m so với trên 300 m của phiên bản đầu.

Những phiên bản sau này của tên lửa Scud như Scud-C và Scud-D đã nâng tầm bắn từ 300 km lên thành 500 - 700 km và hạ thấp vòng tròn sai số xuống chỉ còn khoảng dưới 100 m so với trên 300 m của phiên bản đầu.

Mặc dù vậy, để làm được điều này thì quả đạn cũng phải chấp nhận rút bớt trọng lượng đầu đạn, tuy nhiên độ chính xác nâng cao đáng kể khiến đây là sự đánh đổi rất đáng giá.

Mặc dù vậy, để làm được điều này thì quả đạn cũng phải chấp nhận rút bớt trọng lượng đầu đạn, tuy nhiên độ chính xác nâng cao đáng kể khiến đây là sự đánh đổi rất đáng giá.

Trong trường hợp còn tên lửa Scud, Ukraine sẽ không phải vất vả đề nghị Mỹ cung cấp loại ATACMS. Quân Nga và lực lượng ly khai miền Đông rõ ràng đã cảm thấy "nhẹ nhõm" hơn nhiều khi biết Ukraine không còn vũ khí lợi hại này.

Trong trường hợp còn tên lửa Scud, Ukraine sẽ không phải vất vả đề nghị Mỹ cung cấp loại ATACMS. Quân Nga và lực lượng ly khai miền Đông rõ ràng đã cảm thấy "nhẹ nhõm" hơn nhiều khi biết Ukraine không còn vũ khí lợi hại này.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-tiec-nuoi-khi-tu-tay-pha-huy-so-luong-lon-ten-lua-scud-post519729.antd